Xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo khởi sắc

(PLO)-Theo Tổng Cục thống kê, bên cạnh chất lượng, xanh hóa là bộ tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường xuất khẩu lớn yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 3-1, Tổng Cục thống kê phân tích hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 và nhận định năm 2024.

Mức suy giảm được thu hẹp là tiền đề khởi sắc năm 2024

Năm 2023 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ước đạt 683 tỉ USD, giảm 6,6% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 355,5 tỉ USD, giảm 4,4%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 327,5 tỉ USD, giảm 8,9%.

Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ tám liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỉ USD, gấp 2,3 lần năm trước.

Tuy nhiên, xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu. Nhập khẩu nguyên liệu, máy móc để sản xuất chưa tăng cao cho thấy đơn hàng xuất khẩu dù phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn.

Theo Tổng Cục thống kê, dù chưa phục hồi mạnh nhưng mức suy giảm được thu hẹp sẽ là tiền đề hướng đến sự khởi sắc trong năm 2024.

Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng mức giảm được thu hẹp. Từ tháng tháng 9 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng trưởng dương, tăng 2,8%; tháng 10, 11 cùng tăng 6,3% và tháng 12 tăng cao 12,7%.

Bên cạnh đó, xuất khẩu nông lâm sản ước đạt 28,15 tỉ USD, tăng 12,9% so với năm ngoái. Đây là nhóm hàng duy nhất trong bốn nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam tăng trưởng dương.

Các sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng như xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỉ USD, tăng mạnh nhất 65,9%.

Tiếp đến là gạo, Việt Nam xuất khẩu 8,3 triệu tấn, đạt 4,8 tỉ USD, tăng 17,4% về lượng và 39,4% về giá trị…

xuất khẩu
Năm 2023 gạo Việt Nam xuất khẩu mang về 4.8 tỉ USD. ẢNH: TÚ UYÊN

Tổng Cục thống kê nhận định, xuất nhập khẩu trong năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro. Xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, nhiều nước có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng lên các rào cản thương mại để bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước.

Sản xuất xanh là mệnh lệnh của thị trường

Qua đó, cho thấy sản xuất xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc, mệnh lệnh của thị trường. Bên cạnh giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng thì xanh hóa là những tiêu chí cạnh tranh mà những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… yêu cầu các nhà cung cấp phải đáp ứng.

Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tồn tại phải vượt qua bài toán xanh trong hoạt động sản xuất.

Mặc dù vậy, xuất nhập khẩu vẫn có nhiều cơ hội phục hồi và tăng trưởng khi hàng tồn kho tại nhiều nước đang dần khắc phục.

Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh đàm phán, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh hơn trong thời gian tới.

Điểm sáng xuất khẩu năm 2023 nhờ thị trường Trung Quốc

Theo Tổng Cục thống kê, điểm sáng xuất khẩu năm 2023 là nhờ điều hành, khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam với Trung Quốc ước đạt 173,2 tỉ USD, là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất của Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm