Những bài thuốc gia truyền kỳ diệu - Bài 02:

Xương khớp điều trị triệt để viêm, thoái hóa, đau, cứng xương khớp

Dù bạn đã chữa ở nhiều bệnh viện, phòng khám, dùng nhiều loại thuốc cả Đông lẫn Tây y, bệnh không những không thuyên giảm mà có vẻ ngày càng nặng với nguy cơ lâu dài dẫn đến tàn phế. Nhưng bạn đừng chán nản, chấp nhận. Vẫn còn hy vọng là Đông y gia truyền kỳ diệu.

Từ lâu Đông y đã được dùng để trị các chứng phong tê thấp. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo các bài thuốc cổ phương có trong sách, trên mạng thì ai cũng làm được và chất lượng cũng chỉ na ná nhau, khó mà có được thuốc hiệu quả vượt trội. Nhưng cũng có một số (tuy rất ít) bài thuốc gia truyền kỳ diệu. Bài thuốc xương khớp gia truyền của một lương y ở TP.HCM là một ví dụ (tin vui: Hiện bài thuốc kỳ diệu này, được một công ty dược phẩm bào chế thành viên, đã có mặt tại các hiệu thuốc).

Ông Th. (64 tuổi, bác sĩ về hưu) bị thoái hóa, vôi hóa ba đốt sống cổ, cử động, cúi, nghiêng, xoay cổ rất khó khăn. Ông bị đau, cứng vùng vai gáy, đôi khi đau lan xuống vai, cánh tay, tê một vùng ở cẳng tay, ngón tay. Mạch máu cổ bị chèn ép, gây thiếu máu não làm ông thường xuyên đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ. Ông đã uống nhiều thuốc cả Đông và Tây y, chăm chỉ xoa bóp, tập luyện nhưng bệnh không những không thuyên giảm mà các triệu chứng khó chịu xuất hiện ngày càng thường xuyên và nặng hơn. Sau khi dùng liên tục hai tháng thuốc xương khớp gia truyền các triệu chứng trên đã giảm hẳn. Dùng tiếp hai tháng nữa, các triệu chứng đã hết, vận động cổ đã linh hoạt trở lại. X-quang cho thấy mức độ thoái hóa các đốt sống cổ giảm đi rất rõ rệt. Ông quyết định dùng định kỳ mỗi đợt hai tháng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Anh Kh. (52 tuổi, doanh nhân) được chẩn đoán thoái hóa các đốt sống thắt lưng. Mặc dù đã dùng các loại thuốc uống, dầu xoa, chăm chỉ vận động nhẹ nhàng nhưng vẫn thấy đau cứng thắt lưng mỗi buổi sáng, thường xuyên đau âm ỉ vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau tăng lên khi vận động, thay đổi thời tiết, xoay người, cúi nghiêng đều rất khó khăn, bệnh có vẻ ngày càng nặng khiến anh hạn chế vận động. Được đồng nghiệp giới thiệu, sau khi kiên trì dùng bốn tháng thuốc xương khớp gia truyền, thắt lưng đã mềm mại, hết đau, linh hoạt trở lại. Giờ anh đã vận động, cúi nghiêng được bình thường. Anh dùng định kỳ mỗi đợt hai tháng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bà H. (57 tuổi, về hưu) bị đau hai đầu gối từ mấy năm nay, đi lại rất khó khăn, đặc biệt khi lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống. Bà thường nghe thấy tiếng lục khục ở hai đầu gối khi đi lại. Được chẩn đoán là bị thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh, bà uống nhiều loại thuốc cả tân dược và y học cổ truyền, hoạt huyết, bổ sụn, khớp, kiên trì xoa bóp, luyện tập nhẹ nhàng với hy vọng làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nhưng bệnh không hề thuyên giảm, gần đây bà còn thấy thi thoảng đau và lục khục ở khớp háng. Nguy cơ phải dùng xe lăn đã cận kề. May cho bà H., sau khi kiên trì uống liên tục hơn bốn tháng thuốc xương khớp gia truyền, giờ hai đầu gối của bà đã hết sưng đau, tiếng lục khục ở khớp gối, háng cũng không còn. Bà đã đi lại bình thường và tiếp tục uống định kỳ mỗi đợt hai tháng để ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Chị L. (35 tuổi, nhân viên văn phòng) được chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp. Mỗi sáng thức dậy chị thường bị đau, cứng đối xứng hai bên các khớp cổ tay, cổ chân, bàn ngón tay chân. Chị thường phải xoa bóp, xoay 20-30 phút cho các khớp mềm ra, giảm đau, vận động bình thường rồi mới ra được khỏi giường. Mặc dù đã đi chữa nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, trái lại còn phát triển nhanh lan đến các khớp khác với viễn cảnh tàn phế không xa; hai khớp đầu gối và hai khớp khuỷu tay của chị bắt đầu đau, cứng buổi sáng. Tìm được đúng thầy, đúng thuốc, sau khi kiên trì uống bốn tháng thuốc xương khớp gia truyền, các khớp cổ, bàn ngón tay chân chị đã cử động linh hoạt như bình thường, không bị đau, cứng mỗi sáng dậy nữa. Biết viêm đa khớp dạng thấp là bệnh rất hay tái phát, nhanh chóng dẫn đến tàn phế, chị L. dự định tiếp tục dùng thuốc định kỳ mỗi đợt hai tháng để ngăn ngừa bệnh.

TS NGUYỄN KIM GIANG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới