‘Yêu lấy’ hay ‘yêu mến’ thầy

Vậy người học trò hiếu học kính trọng người thầy phải yêu lấy, yêu mếnhay yêu kính thầy.

Thầy đồ dạy học ngày xưa - Ảnh tư liệu 

Nho giáo đề cao vị trí người thầy trong mối quan hệ “quân – sư – phụ”. Nghĩa là, Vua – thầy – cha, xếp vị trí người thầy cao hơn, trước cả người cha. Do đó, tôn sư trọng đạo “Bán tự vi sư, nhất tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”… mãi mãi là truyền thống văn hóa lâu đời, tốt đẹp của người Việt Nam.

Bài câu ca dao có bản đầy đủ:

“Bồng bồng mẹ bế con sangĐò dọc quan cấm, đò ngang không chèo./ Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Thầy giáo và học trò ngày xưa -  Ảnh tư liệu 

Hai câu ca dao cuối có nhiều dị bản “yêu mến” rồi lại “yêu lấy”. Ngay trong Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (âm B, trang 70), viết:

Muốn sang thì bắc phù kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy. 


nhưng ở trang 1.046 lại viết:

Muốn sang thì bắc phù kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. 

Cô giáo và học trò ngày nay -  Ảnh Nguyễn Tý

Trên Sài Gòn Giải Phóng thứ bảy (29-12-2001), nhà ngôn ngữ học, tiến sĩ Lê Trung Hoa cho rằng, yêu lấy thầy" là đúng nhất vì:

Dị bản này đã có trong một tác phẩm xuất bản đầu thế kỷ XX: Tục ngữ, phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1890-1942).

Yêu lấy không phải là “yêu và lấy” mà có kết cấu và ý nghĩa tương tự như làm lấy, nhận lấy, lãnh lấy, hôn lấy hôn để. Đây là cách nói cổ.

Ngày nay người ta ngại có sự hiểu lầm yêu lấyyêu và lấy (tức kết hôn) nên sửa lại là yêu kính, yêu mến”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm