Mong manh sính ngoại và bài ngoại

Một trong những hạt nhân cho sự phát triển đó là sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước. Làm sao để hàng hóa trong nước đạt chất lượng cao, được khách nội lẫn khách ngoại tín nhiệm, tìm mua.

Từ nguyện vọng đó, phong trào “người Việt dùng hàng Việt” được khởi xướng và trở thành một khẩu hiệu rất tốt đẹp. Một khi đưa ra được ý tưởng đó thì ai cũng hiểu rằng người tiêu dùng Việt đủ thông minh, có quyền và có khả năng lựa chọn hàng hóa theo sự đánh giá, hài lòng của mình.

Không ai có thể coi người tiêu dùng Việt là những người dễ dãi đi theo yếu tố nước ngoài, gọi nôm na là sính ngoại. Nếu có một hàng hóa hay dịch vụ nào đó không được khách hàng ưng ý thì lý do luôn là chất lượng chứ không phải vì họ là doanh nghiệp Việt.

Gần đây, nhiều người để ý đến cây xăng Nhật Bản tại Hà Nội. Họ chú ý vì ở đây có chuyện giám đốc và nhân viên cúi chào mỗi khi khách vào ra, thái độ ứng xử trong khi giao dịch cũng rất tốt.

Tôi nghĩ đây là văn hóa của người Nhật hướng đến chất lượng phục vụ. Riêng cúi chào chỉ là một hình thức nhưng nếu người tiêu dùng không thấy gì đáng nói (về chất lượng và những điều liên quan) đằng sau thì hình thức cũng không đủ hấp dẫn người mua lâu dài. Đó là điều chắc chắn.

Giám đốc là lãnh đạo cho việc cung cấp giá trị thực chất cho khách hàng. Họ làm thế không phải vì hình thức mà vì khía cạnh thực chất của văn hóa. Văn hóa ở đây là văn hóa về việc xây dựng chất lượng dịch vụ, trong đó quan hệ với khách hàng đã được đưa vào danh mục yêu cầu về chất lượng. Họ mong khách cảm nhận được lòng trung thành và sự tận tình của mình.

Nhìn vào phản ứng của chúng ta đối với các dịch vụ hàng hóa ngoại, nếu chú ý quá nhiều đến xuất xứ thì đôi khi bị đánh giá là sính ngoại. Song thực chất không có người tiêu dùng sính ngoại một cách vô điều kiện.

Việc ô tô của Nhật được bán nhiều hơn xe của Hoa Kỳ tại thị trường Nhật và nhiều quốc gia châu Á rõ ràng có cái lý của nó. Tuy nhiên, điện thoại di động của Nhật lại chủ yếu chỉ bán được ở thị trường Nhật mà không được chuộng trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam. Bởi vậy, nếu chúng ta không nhìn nhận lý do thực chất thì ngược lại chúng ta lại rất dễ dàng đi vào vòng “bài ngoại”. 

Trong thời đại toàn cầu hóa, chúng ta có những lý do để ghi nhận cái tốt hơn, giỏi hơn của nước ngoài, nhưng chúng ta cũng nên chỉ để nhìn hình thức văn hóa hay quốc tịch của họ để đánh giá những điều không thực chất. Chúng ta có tầm nhìn để giao lưu và học tập lẫn nhau về những cái tốt của mỗi bên. Hàng hóa gì thì cũng phải bỏ tiền ra mua, không nên sính ngoại hay bài ngoại một cách cảm tính.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

(PLO)- Để tránh vướng nợ xấu khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng thẻ phải có kế hoạch chi tiêu thông minh, thanh toán nợ đúng hạn…