VỤ “NGƯỜI BỊ HẠI PHẢI ĐÓNG ÁN PHÍ?”

Luật không quy định phải đóng án phí

Không có quy định buộc người bị hại đóng án phí dân sự

Pháp luật chỉ quy định người bị hại phải nộp án phí hình sự trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng sau đó tòa tuyên bị cáo không có tội, hoặc vụ án bị đình chỉ do người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm. Không hề có quy định nào buộc người bị hại phải nộp án phí dân sự phần yêu cầu bị tòa bác. Trong trường hợp này, tòa đã áp dụng sai quy định.

Thẩm phán VŨ PHI LONG, Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM

Tòa quá máy móc khi áp dụng luật

Hầu hết trong các vụ án hình sự về trộm cắp hoặc cướp giật thì người bị hại rất khó để chứng minh tài sản bị mất của mình gồm những gì. Vì vậy, có thể người bị hại khai thật nhưng cũng có thể khai không thật. Ngược lại, bị cáo cũng có thể khai báo thành khẩn hoặc khai báo không thành khẩn. Lời khai của người bị hại cũng như bị cáo mang tính chất chủ quan, không thể giám định được. Vì vậy, trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan điều tra để làm căn cứ lượng hình khi xét xử chứ không thuộc người bị hại. Pháp luật có quy định đến việc đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu không được tòa chấp nhận. Tuy nhiên, tôi cho rằng trong trường hợp này, tòa đã áp dụng một cách máy móc, khiên cưỡng, không phù hợp với tinh thần bảo vệ người bị hại...

Luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn Luật sư TP.HCM

Xét xử một vụ án hình sự mới đây, TAND huyện Tân Thạnh (Long An) đã buộc người bị hại phải nộp 700.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Theo tòa, người bị hại đã yêu cầu bị cáo bồi thường một số tài sản bị mất nhưng không chứng minh được số tài sản này là có thật. Do đó, người bị hại phải nộp án phí dân sự tương ứng với tỉ lệ giá trị tài sản đã yêu cầu bị cáo bồi thường nhưng bị tòa bác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm