Các cơ quan hiểu khác nhau, án phá sản gặp vướng​

Ở Gia Lai đang có bốn vụ yêu cầu tuyên bố phá sản mà tòa thụ lý trước ngày 1-1-2015 bị bế tắc. Lý do là đang có sự bất đồng về quan điểm giữa tòa án và cơ quan thi hành án dân sự xung quanh hoạt động của tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập theo Luật Phá sản 2014 trước ngày 1-1-2015. Ông Chung cũng đề nghị TAND Tối cao sớm có hướng dẫn để tháo gỡ.

Cụ thể, theo TAND tỉnh Gia Lai, Điều 131 Luật Phá sản 2014 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2015) và khoản 1 Điều 28 Nghị định 22/2015 của Chính phủ (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản) quy định: “Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được TAND thụ lý trước ngày 1-1-2015 mà đã thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản số 21/2004, nếu đến ngày 1-1-2015 mà tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa thực hiện xong nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì tổ này tiếp tục thực hiện tiếp đối với vụ việc phá sản đó”.

Ngược lại, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai cho rằng khoản 2 Điều 29 Nghị định 22/2015 đã bãi bỏ các quy định về tổ quản lý, thanh lý tài sản của các văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, sau khi Luật Phá sản 2014 và Nghị định 22/2015 có hiệu lực thì tổ quản lý, thanh lý tài sản không còn chức năng, nhiệm vụ để hoạt động. Luật Phá sản 2014 cũng không quy định chấp hành viên tham gia giải quyết phá sản mà đó là nhiệm vụ của quản tài viên...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm