Các nước xử lý ma men lái xe như thế nào?

Tùy mỗi quốc gia mà hình thức phạt người say rượu lái xe khác nhau. Một vài quốc gia sẽ sử dụng biện pháp phạt tiền, phạt tù và thậm chí tịch thu xe.
Phạt theo “mức độ say”
Tại Ý, khi lượng cồn trong máu của các tài xế ở mức độ từ 0,08% đến 0,05% , người đó sẽ bị phạt 540 – 2160 USD và treo bằng lái từ 3 - 6 tháng. 
Nếu mức độ cồn trầm trọng hơn, nằm trong khoảng 0,15%, người đó sẽ bị phạt 1.620 – 6.000 USD, bị đình chỉ giấy phép lái xe 1-2 năm, đồng thời đi tù từ 6-12 tháng, bị tịch thu phương tiện. 
Phạt theo số lần vi phạm
Tại El Salvador, những người lái xe có mức độ BAC vượt quá giới hạn 0,10% sẽ bị đình chỉ giấy phép lái xe, tịch thu phương tiện và nộp phạt 60 USD. 
Cảnh sát nước này có quyền bắt giam và cho người phạm tội tham dự các lớp đào tạo lái xe. El Salvador sẽ tự động tăng dần mức độ hình phạt treo bằng lái sau khi tái phạm nhiều lần, cụ thể: vi phạm lần đầu, ba tháng; vi phạm lần thứ hai, sáu tháng và phạt 120USD; vi phạm lần thứ ba, một năm và 295USD; vi phạm lần thứ tư, năm năm; vi phạm lần thứ năm, đình chỉ vĩnh viễn.
Phạt tiền, tịch thu giấy phép lái xe, tịch thu phương tiện, phạt tù
Ở Thụy Điển, khi mức độ BAC cao hơn 0.02%, ngoài bị phạt tiền, phương tiện có thể bị tịch thu và bán lại cho các nhà sản xuất.
Trong khi tại Nga, những người phạm tội lần đầu có thể sẽ mất giấy phép lái xe mãi mãi, ngay cả khi họ chưa có "tiền án" trước đó.
Trong khi đó, tại Na Uy, người lái xe khi say rượu quá 0,02% sẽ bị kết án ba tuần lao động khổ sai trong tù, tịch thu giấy phép trong vòng ba năm. Nếu vi phạm một lần nữa, họ sẽ mất bằng lái vĩnh viễn.
Tương tự, ở Pháp, các tòa án thường phạt 1000 USD, đình chỉ giấy phép lái xe trong ba năm, tịch thu xe và phạt tù từ một năm trở lên khi bị phát hiện mức độ cồn vượt quá 0.08%.
Trong trường hợp nếu người lái xe là tài xế xe buýt có mức độ cồn tích tụ trong người quá giới hạn dù chỉ từ 0,05 – 0,02%, người đó sẽ bị phạt 145 USD và bị lấy lại giấy phép lái xe trong 3 năm.
Ở Ả-rập Xê-út, chính quyền cấm tiệt người lái xe không được tiêu thụ rượu dưới bất kì hình thức nào. Người phạm tội thường phải trả 10.000 USD tiền phạt, đi tù 10 năm, và đôi khi phải nhận đòn roi trong một quảng trường công cộng.
Tại Nam Phi, mức độ cho phép nồng độ cồn của nước này khá thấp (từ 0,05 – 0,02 %). Cũng tương tự như Ả-rập Xê-út, thời gian phạt tù mà chính quyền Nam Phi áp dụng là từ 10 năm và tiền phạt lên đến 10000 USD.
Ở Trung Quốc, nếu phát hiện mức độ cồn từ 0,02% tới 0,08%, các tài xế sẽ bị phạt 160 – 320 USD và 6 tháng đình chỉ giấy phép. Nếu mức độ cồn vượt quá 0,08%, người lái xe sẽ bị phạt lên đến 3 năm tù giam, và tịch thu giấy phép 5 năm. Trong trường hợp gây ra chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong, giấy phép sẽ bị tịch thu suốt đời và người lái xe có thể đối diện với bản án tử hình.
Có khi nhận án tử hình
Trong khi đó, một số nơi trên thế giới lại không áp dụng luật pháp truyền thống để xử phạt. Thay vào đó, họ lại nghĩ ra những hình phạt khá độc đáo và lạ lùng.
Ở Úc, sau khi người phạm tội nộp tiền phạt và “bóc lịch” trong tù, họ còn phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế trước khi họ có thể nhận được giấy phép của họ trở lại.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống pháp luật của nơi đây yêu cầu lực lượng cảnh sát chở người lái xe say rượu ra khỏi thành phố của họ cách 32 km và sau đó buộc y tự mình phải cước bộ về nhà với sự giám sát của cảnh sát.

Hệ thống luật pháp của Malaysia không chỉ trừng phạt người lái xe say rượu; mà còn những thân trong gia đình. Giả dụ, nếu một người lái xe say rượu đã lập gia đình, người vợ của người đó cũng sẽ phải nhận hình thức trừng phạt tương tự.

Tại Ba Lan, người phạm tội có thể phải vào tù, phạt tiền, và thậm chí còn phải tham gia các khóa học chính trị bắt buộc.

Tại Bulgaria, phạm tội lái xe khi say rượu hai lần liên tiếp sẽ bị tử hình. Tuy nhiên hiện nay, luật này đã bị bãi bỏ. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm