Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Sẽ khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn

Sáng 8-6, tại hội nghị quán triệt công tác thi hành và phổ biến các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) 2015, ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) đã cho biết như trên.

Luật Ban hành VBQPPL 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7.

Luật 2015 đã thống nhất các luật hiện hành về ban hành VBQPPL (Luật Ban hành VBQPPL 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 2004) thành một văn bản luật. Gộp năm nghị định hiện hành thành một Nghị định 34/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật 2015. Đưa các nội dung quy định về nghiệp vụ trong một số thông tư liên nghị định...

Nhằm tinh gọn hệ thống VBQPPL, Luật 2015 bỏ bớt một số hình thức VBQPPL như Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc giữa Chính phủ với cơ quan TW của tổ chức CT-XH (trừ nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam), thông tư liên tịch giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chỉ thị của UBND cấp tỉnh, huyện, xã.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật

Nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, bảo đảm khi luật có hiệu lực phải được thi hành ngay, Luật 2015 bổ sung quy định “dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh”.

Khoản 4 Điều 25 Nghị định 34/2016 còn quy định cụ thể “cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo VBQPPL có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết sau khi Chính phủ quyết định trình dự án luật, pháp lệnh.

Tổng cộng Chính phủ đang nợ 86 văn bản, trong đó có điều kiện đầu tư kinh doanh của DN và nợ đọng văn bản. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn, trong đó có nguyên nhân ngày 1-7 này có 16 luật có hiệu lực nên quá gấp, không chuẩn bị kịp.

Một điểm mới đáng lưu ý nữa là các quy định về điều cấm của pháp luật. Luật 2015 cấm quy định thủ tục hành chính trong các VBQPPL từ thông tư trở xuống, trong đó có nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND các cấp, trừ trường hợp được giao trong luật. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm