1. Giấm táo
Giấm táo rất ngon khi ăn chung với các món xà lách và còn rất tốt khi uống vào buổi sáng để cung cấp chất kiềm cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. Để uống giấm táo, bạn có thể hòa giấm chung với nước ấm.
2. Hoa cúc
Tác dụng làm dịu tâm trí của hoa cúc giúp chống chứng lo lắng, mất ngủ. Hoa cúc còn chứa chất chống ôxy hóa, chống sưng viêm, sát trùng, giảm bọng mắt và chống viêm da. Có thể uống trà hoa cúc vào ban đêm.
3. Amino dừa
Đây là loại gia vị mặn làm từ men sáp dừa, có thể dùng thay cho nước tương, tamari, shoyu vì nó ít muối hơn, không chứa lúa mì hay đậu nành. Đây là thực phẩm rất tốt cho người bị dị ứng.
Giấm táo cung cấp thêm chất kiềm cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
4. Mật dừa
Đây là loại đường tự nhiên được chiết xuất trực tiếp từ nhựa hoa dừa. Nó rất giàu chất khoáng như magiê, kali, kẽm, vitamin B, vitamin C. Mật dừa có vị giống caramel.
5. Dầu dừa
Dầu dừa có tính tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, nấm, virus. Acid béo của dầu dừa dễ hấp thu vào ruột non.
6. Gừng
Gừng giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm đau do bị đầy hơi, đau bụng. Gừng cũng có thể chống lại triệu chứng cảm lạnh, tăng cường hệ miễn dịch.
7. Bạc hà
Bạc hà có tính chống co thắt, kháng khuẩn, giúp thư giãn hệ thống thần kinh trung ương. Bạc hà còn làm giảm sưng viêm, kiểm soát hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi.
Gừng giúp tăng cường sức đề kháng, đầy hơi, đau bụng. (Ảnh minh họa)
8. Hạt bí ngô
Hạt bí giàu vitamin B và E, kẽm, các acid béo cần thiết. Lượng kẽm cao trong hạt bí hỗ trợ tuyến tiền liệt cho nam giới, cải thiện ham muốn cho nữ giới.
9. Mật ong
Dù có chỉ số đường cao nhưng mật ong nguyên chất rất giàu dinh dưỡng, có tính kháng khuẩn, kháng sinh, sát trùng.
10. Tảo biển
Cũng như rau trên đất, tảo biển giàu vitamin, chất khoáng, chất dinh dưỡng thực vật... Ngoài ra còn có nhiều chất khoáng vi lượng rất khó tìm ở những thực phẩm khác.
11. Nghệ
Nghệ có tính chống sưng viêm mạnh mẽ, có thể làm dịu triệu chứng bệnh xương khớp, thấp khớp, ngoài ra nghệ còn hỗ trợ làm đẹp da.