Khi bạn thức dậy đầy mỏi mệt, có thể bạn đã bị hội chứng "giấc ngủ quán tính", nghĩa là bạn đã thức giấc trong thời gian ngủ sâu-REM, có thể bị gọi dậy bất thình lình. Cảm giác mệt mỏi này có thể kéo dài tới bốn tiếng. Nên có những cách sau để bạn lấy lại sinh lực cho mình:
Xem ti vi nhiều trước khi ngủ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Hình minh họa
1. Không xem tivi trước khi ngủ: Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng sau khi thức dậy. Ánh sáng của tivi làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ nói chung.
2. Ngủ đủ giấc: Những người bận rộn đều khó có thể ngủ đủ giấc nhưng đây là điều nên làm nhất.
3. Thức dậy vào một giờ nhất định: Giữ vững thời khóa biểu sinh học cũng có nghĩa là giữ ổn định cho quy trình thức-ngủ của cơ thể.
4. Tắm buổi sáng: Sự thay đổi giữa nóng và lạnh có thể "đánh bại" cảm giác ngầy ngật khiến bạn bớt uể oải và minh mẫn hơn.
5. Nhanh chóng tiếp xúc với ánh nắng: Ánh nắng làm giảm lượng melatonin khiến bạn tỉnh táo và minh mẫn.
Một vài động tác nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn. Hình minh họa
6. Tập thể dục: Chỉ cần vài động tác giãn cơ, xoay người hay tập tại chỗ, năng lượng giải phóng trong lúc ngủ sẽ được tăng vọt.
7. Uống cà phê (có mức độ): Cà phê có caffeine có thể giúp bạn tỉnh táo nhanh chóng nhưng không nên dùng quá nhiều.
8. Uống nước: Vài giờ ngủ không uống nước có thể khiến cơ thể mất nước khá nhiều. Uống một ly nước lạnh có thể nạp lại năng lượng cho bạn.
9. Giữ vững thời khóa biểu ngủ ngay cả trong ngày nghỉ: Sự thay đổi đột ngột giữa giờ giấc thức-ngủ có thể làm hại giấc ngủ của bạn vào những ngày giữa tuần.
10. Dùng nhạc chuông báo thức vui vẻ: Rất nhiều người trong chúng ta rất sợ tiếng chuông báo thức nhưng tiếng chuông này có thể cải thiện được tâm trạng thức dậy của bạn.
Chuông báo thức bằng một giai điệu nhẹ nhàng cũng giúp bạn thoải mái bắt đầu ngày mới. Hình minh họa
11. Để buổi sáng nhẹ nhàng hơn: Nên hoàn thành hầu hết công việc vào buổi tối trước đó, ngay cả việc chọn quần áo hay làm bữa trưa.
12. Tự khuyến khích bản thân: Tìm một điều gì đó mà bạn thích để bắt đầu một ngày mới, ví dụ như uống cà phê ấm, ăn bánh ngon hoặc đạp xe…
13. Giảm bữa tối: Ăn tối quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vì cơ thể phải bận rộn tiêu hóa. Nếu bạn ăn trễ nên giảm lượng thức ăn của bữa tối.
14. Tránh bia, rượu: Một ly rượu nhỏ có thể giúp bạn ngủ nhanh nhưng các nghiên cứu cho thấy bia, rượu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
15. Không bỏ bữa sáng: Dù bạn đang giảm cân hay quá bận rộn, bỏ bữa sáng không có tác dụng nào cho bạn. Bữa sáng là bữa ăn nạp năng lượng quan trọng nhất trong ngày để bạn đủ no và làm việc tốt.