32 doanh nghiệp 27 năm đạt danh hiệu hàng Việt chất lượng cao

(PLO)- Theo đánh giá của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm ưu thế do những hấp lực về chất lượng, giá cả, đặc biệt là thuận tiện, sự thân thiện của người bán.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 9-3, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) tổ chức họp báo công bố danh sách doanh nghiệp (DN) đạt chứng nhận HVNCLC năm 2023 do người tiêu dùng bình chọn.

Ông Nguyễn Văn Phượng, phụ trách điều tra cuộc bình chọn cho biết, kết quả năm nay có 519 DN đạt chứng nhận DN HVNCLC trong đó có 32 DN đạt danh hiệu 27 năm liên tiếp.

41 DN đạt được lần đầu, 132 DN HVNCLC - Chuẩn hội nhập đạt danh hiệu này và 55 DN tạm rời khỏi danh sách.

Theo ông Phượng, ngành thực phẩm khô, đồ ăn liền có số DN đạt đủ tỉ lệ bình chọn cao nhất, ngành dụng cụ làm đẹp có tỉ lệ bình chọn thấp nhất.

Cuộc khảo sát cho thấy, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm ưu thế 60% do những hấp lực về chất lượng, giá cả, đặc biệt là thuận tiện, sự thân thiện của người bán. Tuy nhiên, ở các đô thị vẫn có xu hướng khách hàng chuyển dịch từ chợ truyền thống, các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ sang các kênh bán lẻ hiện đại.

Lễ trao chứng nhận doanh nghiệp HVNCLC năm 2022.

Lễ trao chứng nhận doanh nghiệp HVNCLC năm 2022.

Song song đó, ghi nhận từ hệ thống phân phối đa số đánh giá sản phẩm của DN đạt HVNCLC được nhiều người mua với tỉ lệ 80%, có thương hiệu uy tín là 60%…

Ngoài ra, những vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, hàng giả, nhái khiến người tiêu dùng lo ngại nhất khi mua sắm. Vì vậy, có 43% số người được khảo sát lo ngại DN sử dụng chất cấm trong sản xuất và bảo quản, hay sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng để sản xuất.

Liên quan đến việc năm nay có 55 DN tạm thời rời khỏi danh sách HVNCLC, ông Phượng cho biết, con số này ít hơn so với năm trước. Đây là tín hiệu tốt và DN nằm rải rác ở các ngành hàng thực phẩm, phi thực phẩm, dược phẩm.

Lí do là dù DN vẫn tồn tại trên thị trường vẫn còn sản phẩm nhưng DN đổi tên, đổi thương hiệu nên người tiêu dùng không nhận diện được, không bình chọn.

Trong khi đó, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN HVNCLC cho biết, sau dịch COVID-19 người dân thế giới và Việt Nam đã thay đổi rất nhiều khi thắt chặt chi tiêu, thận trọng mua sắm. Từ đó các DN phải “thi thố” các cách tiết kiệm chi phí, những cách bán hàng thông minh nhất qua bán hàng đa kênh để làm sao người tiêu dùng vẫn tin tưởng mình.

Để làm được DN phải có tài chính, phương tiện, nhân sự…nhưng trong bối cảnh tồn kho nhiều, buôn bán khó khăn lại phải đầu tư quá nhiều cái mới. Do đó, trong kết quả bình chọn năm nay, cuối cùng có 519 DN đạt danh hiệu là ít hơn so với các năm trước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm