Bánh mỳ trắng
Mỗi ngày ăn từ hai chiếc bánh mì trắng trở lên bạn sẽ có nguy cơ béo phì. Hình minh họa.
Bột mỳ dùng để làm bánh mỳ trắng đã bị loại bỏ thành phần chất xơ, trong khi chất xơ dễ tạo ra cảm giác no. Một cuộc nghiên cứu được tiến hành định kỳ 5 năm một lần của Tây Ban Nha phát hiện, mỗi ngày ăn từ 2 chiếc bánh mì trắng trở lên, nguy cơ mắc bệnh béo phì sẽ tăng 40% so với những người ăn ít bánh mỳ trắng hơn.
Uống nhiều nước hoa quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Hình minh họa.
Để làm nước hoa quả, chúng ta thương ép lấy nước rồi vứt bỏ phần vỏ và thịt quả chứa nhiều chất xơ. Uống nước hoa quả ép sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao rõ rệt, sau đó lại giảm ngay, gây cảm giác đói.
Đồ ăn nhẹ có vị mặn
Ăn mặn quá nhiều sinh ra cảm giác thiếu đồ ngọt, càng ăn đồ ngọt lại càng có nguy cơ mập. Hình minh họa.
Những đồ ăn vặt có vị mặn như khoai tây, bánh quy mặn… đều được tạo ra từ thành phần tinh bột, dễ tiêu hóa và hấp thụ, nhưng sẽ dẫn đến nồng độ insulin tăng cao rồi hạ xuống nhanh chóng.
Vị giác và bộ não con người thường liên kết phản ứng này với việc ăn đồ ngọt, khoai tây chiên sẽ khiến dạ dày cảm thấy thỏa mãn với thức ăn mặn nhưng lại sinh ra cảm giác thiếu đồ ăn ngọt. Vì vậy, ăn xong đồ mặn vẫn cứ phải ăn thêm đồ ăn ngọt với một lượng ngang bằng mới lấp đầy cái dạ dày được.
Chất tạo ngọt nhân tạo
Nếu không muốn thừa cân, hãy ăn ít đồ ăn chứa chất tạo ngọt nhân tạo. Hình minh họa.
Lượng chất tạo ngọt nhân tạo sẽ phát tín hiệu đến bộ não: Được ăn đồ ngọt rồi, được ăn đồ ngọt rồi! Kết quả có khi lại làm họ thất vọng tràn trể, dẫn đến việc ăn càng nhiều đồ ngọt hơn.