5 tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Mỹ thời điểm hiện tại

(PLO)- Hải quân Mỹ những năm gần đây đã phát triển một số tàu xuất sắc trong hạm đội của mình, dưới đây là 5 dòng tàu chiến nổi bật nhất.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong những năm qua, lực lượng Hải quân Mỹ đã phát triển một số tàu xuất sắc trong hạm đội của mình. Dưới đây là 5 tàu chiến mạnh nhất trong kho vũ khí hiện tại của lực lượng này, theo trang 19FortyFive.

Tàu sân bay lớp Nimitz

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln thuộc lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Ảnh: 19FORTYFIVE

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln thuộc lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Ảnh: 19FORTYFIVE

Với trọng lượng 100.000 tấn, cùng hơn 5.000 thành viên thủy thủ đoàn, tàu sân bay lớp Nimitz chính là trụ cột của hạm đội tàu sân bay của Mỹ trong gần 5 thập niên qua. Lớp tàu này được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân và có thể đạt tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/giờ.

Mặc dù đây không phải là lớp tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên nhưng các chuyên gia đánh giá những con tàu này gần như hoàn hảo về thiết kế.

Mỗi chiếc tàu sân bay lớp Nimitz có thể mang hơn 60 máy bay, bao gồm tiêm kích F/A-18, tiêm kích tác chiến điện tử E/A-18G Growler cùng các máy bay trực thăng chống ngầm và hệ thống cảnh báo sớm và kiểm soát trên không. Lớp Nimitz thực sự là một lực lượng mạnh mẽ, có khả năng răn đe, thích hợp triển khai ra nước ngoài.

Tàu sân bay lớp Ford

Một tàu sân bay lớp Ford. Ảnh: 19FORTYFIVE

Một tàu sân bay lớp Ford. Ảnh: 19FORTYFIVE

Chiếc USS Gerald R. Ford là mẫu mới nhất của các tàu lớp Ford, đại diện cho một bước tiến quan trọng trong công nghệ và khả năng của tàu sân bay.

Siêu tàu sân bay này cũng chạy bằng năng lượng hạt nhân như những “đàn anh” lớp Nimitz của nó, tuy nhiên 2 lò phản ứng hạt nhân A1B của USS Gerald R. Ford được thiết kế mới giúp nó đạt công suất đầu ra lớn hơn nhiều so với tàu lớp Nimitz.

Tàu lớp Ford sở hữu hệ thống phóng điện từ tối tân (EMALS), sử dụng sức đẩy điện từ trường cực mạnh để phóng máy bay. Trong điều kiện bình thường, EMALS cho phép phóng máy bay 160 lần/ngày và tăng lên 270 lần vào thời chiến.

Ngoài ra, lớp tàu này còn có hệ thống cáp hãm máy bay tiên tiến để thu hồi máy bay bằng điện từ trường thay vì hơi nước, làm cho việc thu hồi mượt mà, nhẹ nhàng hơn, giúp giảm áp lực cho khung máy bay.

Tàu ngầm Block-V lớp Virginia

Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia USS Minnesota tại nhà máy đóng tàu ở bang Virginia (Mỹ) tháng 11-2012. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia USS Minnesota tại nhà máy đóng tàu ở bang Virginia (Mỹ) tháng 11-2012. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Tàu ngầm Block-V lớp Virginia là tàu ngầm mới nhất và sẽ được trang bị vũ khí mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Dòng Block V dài hơn khoảng 30m, có trọng lượng rẽ nước lớn hơn 2.000 tấn so với các dòng trước đó của lớp Virginia.

Sở hữu Mô-đun tải trọng Virginia (VPM), dài hơn 25m, phần giữa thân trang bị 4 ống phóng thẳng đứng, đường kính lớn nên mỗi chiếc Block V có thể mang 28 tên lửa hành trình.

Ngoài ra, nhờ những tiến bộ trong công nghệ tên lửa hành trình nên vũ khí mà dòng tàu ngầm này mang theo có khả năng chống hạm cũng như tấn công mặt đất.

Tàu ngầm lớp Seawolf

Một tàu ngầm lớp Seawolf. Ảnh: CREATIVE COMMONS

Một tàu ngầm lớp Seawolf. Ảnh: CREATIVE COMMONS

Ra đời trong giai đoạn đỉnh cao của cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, dòng tàu ngầm Seawolf chiếm ưu thế trong thời đại của nó.

Với việc Liên Xô cho ra mắt tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Typhoon và tàu ngầm tấn công Akula, Mỹ cần một tàu tấn công có khả năng cạnh tranh với những đối thủ này ở vùng nước sâu.

Thế nên, Washington đã phát triển lớp tàu ngầm Seawolf - tàu ngầm tấn công lớn nhất mà Mỹ chế tạo. Vấn đề duy nhất mà Hải quân Mỹ phải đối mặt là chi phí lên tới hơn 3 tỉ USD mỗi chiếc.

Khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, Mỹ đã giới hạn việc chế tạo tàu ngầm lớp Seawolf còn 3 chiếc để cắt giảm chi phí.

USS Jimmy Carter - chiếc cuối cùng trong 3 tàu ngầm trên - được bổ sung thêm 1 module độc đáo dài hơn 30m (Multi-Mission Platform – MMP) cho phép phóng và thu hồi các phương tiện tự hành dưới biển và chở theo Nhóm triển khai chiến tranh đặc biệt Hải quân Mỹ (SEAL).

Ngoài ra, có tin đồn module này cũng cho phép tàu Jimmy Carter thực hiện các hoạt động gián điệp.

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio

Ban đầu, tàu ngầm lớp Ohio được chế tạo với mục đích phá hủy các thành phố và căn cứ quân sự trong trường hợp xảy ra chiến tranh, với tuổi thọ dự kiến là 42 năm.

Tuy nhiên, lớp tàu ngầm này đã chứng minh được sức mạnh khi đến nay đã hơn 50 từ khi chế tạo, nó vẫn là một trong những vũ khí đáng gờm của Hải quân Mỹ.

Lớp tàu Ohio có một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực loại GE PWR S8G và 2 tua-bin 30.000 mã lực, cho phép tàu di chuyển với tốc độ tối đa 18 hải lý/giờ khi nổi và 25 hải lý/giờ khi chìm.

Dòng tàu ngầm SSGN của lớp Ohio. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Dòng tàu ngầm SSGN của lớp Ohio. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Dòng tàu ngầm SSGN của lớp Ohio có hỏa lực mạnh hơn bất cứ tàu ngầm tương đương nào, với 24 ống phóng ban đầu được thiết kế để mang tên lửa đạn đạo Trident. Nhưng sau này 22 ống trong số đã được thiết kế lại để mang tên lửa hành trình Tomahawk.

Mỗi ống có thể chứa 7 tên lửa, thế nên mỗi tàu ngầm có thể mang được 154 tên lửa Tomahawk, tất cả đều được phóng từ biển trong vòng 6 phút.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm