1. Chú ý đến mức đường của cơ thể
Đây là cách chắc chắn nhất để giữ kiểm soát đường huyết. Nên đo lượng glucose chừng bốn lần mỗi ngày, vào trước khi ăn sáng, hai giờ sau khi ăn sáng, trước bữa tối và hai giờ sau bữa tối. Đừng nên bỏ qua việc này ngay cả trong ngày nghỉ.
Không phải ai cũng cần theo dõi tỉ mỉ, nhưng nếu đường huyết của bạn từ 200 mg/dL trở lên và rất khó hạ thì việc theo dõi thường xuyên là cần thiết. Nên đi khám chừng ba tháng mỗi lần để kiểm tra mức đường huyết.
2. Tạo thói quen kiểm tra nước tiểu
Tiểu đường không kiểm soát có thể dẫn tới suy thận mạn tính vì glucose thừa trong máu khiến thận làm việc quá mức. Điều này dẫn tới thiếu nước, thừa muối và thải loại quá nhiều protein.
Mức protein trong nước tiểu phản ánh độ tổn hại của thận. Nên kiểm tra nước tiểu mỗi chừng 6-8 tháng, lấy mẫu nước tiểu vào buổi sáng.
3. Kiểm tra tim mạch
Tiểu đường lâu dài làm xơ cứng các động mạch của tim, não, thận, chân, mắt… Tim bị ảnh hưởng nhiều nhất, nên dù không có dấu hiệu bệnh tim, bạn vẫn không nên quá chủ quan.
Nên đi khám tim thật kỹ mỗi năm một lần, có thể bắt đầu ngay từ năm nay.
4. Kiểm tra mắt
Bạn có thể bị một chứng rối loạn gam màu mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc… Bệnh mắt liên quan đến tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, nên đừng bỏ qua việc kiểm tra mắt.
5. Tìm hiểu thêm về chỉ số đường
Trong thực phẩm, chỉ số này rất quan trọng với người tiểu đường. Không nên ăn chế độ kiêng tinh bột "mù quáng" mà nên tìm hiểu cách ăn tốt nhất, trong đó có việc chú ý đến chỉ số GI chỉ mức đường huyết sẽ tăng bao nhiêu sau khi ăn thực phẩm ấy.
Vài thực phẩm tinh bột có chỉ số GI thấp, trung bình hoặc cao, hiểu rõ chúng sẽ rất hữu dụng trong việc kiểm soát đường huyết.
6. Đừng bỏ quên bàn chân
Nếu phải đứng lâu, nên đi khám bác sĩ thật cẩn thận để biết các khu vực "nguy hiểm" trên bàn chân có thể tạo thành những vết loét, lở không lành. Những việc chăm sóc bình thường khác như đi giày chật, đi chân trần, cắt móng hình vuông để tránh mọc ngược, tránh nhiễm trùng chân…
7. Duy trì tốc độ và tính thống nhất khi tập thể dục
Tập thể dục, thậm chí đi bộ nhanh đơn giản cũng có thể giúp kiềm chế tiểu đường. Nhưng tốc độ đi bộ của bạn nên chừng 6 km/giờ, không nhanh không chậm.
8. Nói chuyện với chuyên viên tư vấn tâm lý
Biến động mức glucose trong máu dẫn đến thay đổi mức các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và 5HT. Điều này khiến tâm trạng trở nên thất thường, lâu dài dễ dẫn đến lo lắng trầm cảm khiến bạn dễ dàng bỏ mọi việc tự chăm sóc bản thân và làm bệnh trạng càng xấu đi.
Nếu cảm thấy có nguy cơ này, nên tìm sự giúp đỡ của nhà tâm lý.