Theo Boldsky, một nghiên cứu cho thấy, thói quen nhai kẹo cao su, nhất là loại hương bạc hà, khiến người ta giảm cảm giác thèm thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh và có xu hướng ăn vặt nhiều hơn.
2. Rối loạn khớp thái dương
Khi nhai kẹo cao su, cơ thể sử dụng rất nhiều cơ bắp. Những người ăn thường xuyên có thể gặp tình trạng rối loạn khớp thái dương, biểu hiện bằng cơn đau dữ dội ở các khớp, cơ bắp nối hàm và hộp sọ.
3. Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa
Hành động nhai kẹo cao su khiến bạn nuốt khá nhiều không khí gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn tới hiện tượng đầy hơi, đau bụng, khó tiêu.
4. Tác nhân gây đau đầu
Kẹo cao su chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu và đường nhân tạo. Những chất này có thể dẫn đến chứng ngộ độc, dị ứng và đau đầu ở người có cơ địa nhạy cảm.
5. Làm hỏng men răng
Việc lạm dụng kẹo cao su có thể làm hỏng men răng và dẫn tới sâu răng. Nguyên nhân là hàm lượng đường trong kẹo tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển trên men răng.
6. Gây bệnh tiêu chảy
Các chất làm ngọt nhân tạo như mannitol và sorbitol trong kẹo cao su gây kích ứng niêm mạc ruột, dẫn đến chứng tiêu chảy và mất nước.
7. Giải phóng thủy ngân
Thủy ngân là kim loại rất độc và là thành phần trong chất trám răng (dùng để hàn răng sâu). Nhai kẹo cao su thường xuyên có thể khiến hợp chất trám răng giải phóng thủy ngân. Khi chất này đi vào cơ thể sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
8. Gương mặt phát triển bất thường
Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng gương mặt của trẻ em nghiện kẹo cao su sẽ phát triển không bình thường khi chúng trưởng thành. Do cơ hàm hoạt động quá nhiều khi nhai kẹo, chúng thường có khuôn mặt lớn hơn so với người bình thường.