8 sai lầm phụ nữ rất dễ mắc vào ngày ‘đèn đỏ’

1. Dùng băng hoặc tampon làm từ tơ nhân tạo, bông tẩy trắng

Hầu hết băng và tampon đều làm từ bông hoặc tơ nhân tạo, tuy nhiên chúng có thể chứa thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc tẩy trắng, chất kết dính như glutaronitrile methyldibromo và dioxin, một nội tiết tố có thể gây rối loạn sinh sản.

Nhiều nhóm nghiên cứu cho rằng tiêu chuẩn của Cục Quản lý về độc chất của tampon quá thấp, không lường trước được những tác hại lâu dài của dioxin. Mỗi phụ nữ cần dùng đến 12.000 mảnh băng hoặc tampon cả đời, nghĩa là lượng hóa chất họ hấp thu vào có thể cực kỳ nguy hiểm.

Phụ nữ cần phải quan tâm đến thành phần cấu tạo của những vật dụng hằng tháng này vì chúng có thể gây hại cho việc sinh nở, rối loạn nội tiết, thậm chí dẫn tới ung thư. Nên dùng các loại băng và tampon không nhuộm, được làm từ chất liệu tự nhiên hoặc loại băng mới làm từ silicon như giải pháp thay thế.

 Uống nhiều thuốc giảm đau, ngủ không đủ giấc... khiến bạn mệt mỏi hơn trong kỳ kinh nguyệt

2. Uống thuốc giảm đau

Dù có thể giảm đau tức thời nhưng những loại thuốc bán sẵn như ibuprofen (Advil, Midol, Motrin), naproxen (Aleve) và acetaminophen (Tylenol) có thể gây nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng nguy cơ trụy tim, đột quỵ, viêm loét, lủng, hoặc chảy máu trong dạ dày và ruột...

Thường xuyên dùng thuốc giảm đau còn gây hại cho gan và thận. Để giảm đau, tốt nhất bạn nên nạp thêm magiê, canxi, vitamin B6.

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống 1.200 mg canxi hằng ngày giảm hẳn các triệu chứng kinh nguyệt như đau đầu, đau bụng, trầm cảm, thèm ăn… Bạn cũng có thể dùng dầu hoa anh thảo để giảm đau thắt và chườm nóng để tăng máu lưu thông, thư giãn thần kinh, cơ bắp.

Cạnh đó, dầu anh thảo, vitamin E cũng giúp giảm đau ngực. Nên chữa trị các triệu chứng này sớm để ngăn chúng trở nên tệ hơn.

3. Không thường xuyên thay băng

Thời gian dùng băng vệ sinh càng lâu càng nhiều vi khuẩn phát triển, bao gồm cả Staphylococcus aureus có thể gây triệu chứng sốc độc tố.

Thông thường bạn nên thay băng trong 2-4 tiếng. Ngoài ra còn tùy thuộc vào độ ít, nhiều của kinh nguyệt.

4. Dùng sản phẩm có mùi nhân tạo

Dù không ai thích có mùi khó chịu nhưng sản phẩm tạo mùi có thể gây kích ứng cho cơ thể, gây nhiễm khuẩn, có những hóa chất độc. Chúng gồm nhiều chất có hại như phthalates, parabens và butylated hydroxyanisole gây ung thư. Trong những ngày ấy, phụ nữ không nên dùng các sản phẩm như băng, tampon, bọt tắm, xịt thơm… có mùi.

5. Thụt rửa

Dù việc này có thể làm mất mùi tạm thời nhưng tác hại nó gây ra còn nhiều hơn. Thụt rửa dễ gây nhiễm khuẩn, nấm, gây khó thụ thai, nhiễm trùng âm đạo cùng các căn bệnh lây qua đường tình dục.

Các sản phẩm rửa vệ sinh còn có hóa chất, hương liệu, màu nhuộm gây kích ứng, rối loạn nội tiết, mất cân bằng pH, gây hại cho vi khuẩn có lợi. Âm đạo có khả năng tự làm sạch, chỉ cần thay băng đều đặn để giảm mùi.

Nếu có vấn đề, nên đi khám bác sĩ thay vì tự chữa. Bạn cũng không nên rửa với xà bông, chỉ cần nước ấm là đủ.

Nên hạn chế sử dụng cà phê trong những ngày đèn đỏ để giảm đau, tức ngực.

6. Không ngủ đủ

Dù khá khó ngủ với các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nhưng thiếu ngủ còn khiến cơ thể căng thẳng và sưng viêm nhiều hơn, làm bạn càng đau đớn, mệt mỏi hơn.

Khi ngủ, cơ thể tự phục hồi và cải thiện hệ miễn dịch. Một giấc ngủ đủ tám tiếng càng quan trọng hơn trong lúc "đèn đỏ".

7. Bỏ tập thể dục

Tập luyện không chỉ giảm căng thẳng, loại bỏ độc chất mà nó còn giảm đau và cải thiện giấc ngủ.

Bạn nên dành 30 phút tập trong năm ngày mỗi tuần, sẽ giảm thiểu đến mất hẳn triệu chứng khó chịu của kỳ kinh. Những hoạt động nhẹ nhàng như bơi, đạp xe, đi bộ giúp giảm đau.

8. Uống cà phê

Thiếu ngủ, mệt mỏi, đau đầu khiến bạn tìm tới cà phê nhưng caffeine làm bạn mất nước và các triệu chứng mệt mỏi càng trầm trọng hơn.

Không uống trà, cà phê trong ngày "đèn đỏ" giúp giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm. Nhiều bác sĩ còn khuyên nên hạn chế uống cà phê trong cả tháng để bớt đau ngực, có thể bạn cần giảm uống cà phê, trà trong vòng 3-4 tháng để ngực bớt đau hẳn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới