Ăn cơm rượu ngày Tết Đoan Ngọ, thổi nồng độ cồn có lên?

(PLO)- Việc tham gia giao thông ngay sau khi ăn cơm rượu có thể khiến bạn vi phạm an toàn giao thông khi đo nồng độ cồn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cơm rượu là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ (5-5) của người dân Việt Nam, với quan niệm ăn cơm rượu để diệt hết sâu bọ, cầu mong một năm mùa màng bội thu.

Tuy nhiên hiện nay khi các quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông ngày càng siết chặt, nhiều người dân lo ngại việc ăn cơm rượu sẽ bị lên nồng độ cồn khi thổi.

ĂN CƠM RƯỢU
Cơm rượu là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: HẠ QUYÊN

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia thực phẩm nhìn nhận, cơm rượu nếp có chứa ethanol do quá trình lên men tự nhiên, dù nồng độ cồn này khá thấp. Đây cũng là lý do khiến một số người khi đói bụng hoặc ăn nhiều cơm rượu nếp sẽ có cảm giác say.

Dù vậy, với quy định hiện nay về nồng độ cồn phải bằng 0 khi tham gia giao thông, thì việc ăn một chén cơm rượu nếp có thể khiến bạn vi phạm an toàn giao thông.

"Tốt nhất nên nghỉ ngơi 30 phút- 1 tiếng, và uống nước, rồi mới tham gia giao thông"- PGS Thịnh nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm