Bà Hoài Thu đi thực địa “vườn mít”

Ngày 13-5, bà Nguyễn Thị Hoài Thu (nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Trưở ng ban Dân nguyệ n và Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội) đã quyết định đi thực địa nơi đã xảy ra vụ “kỳ án Vườn mít” tại huyện Hớn Quản (Bình Phước).

Bà Hoài Thu cho biết: “Sau khi đọc thông tin hoãn xử phiên phúc thẩm lần ba (đến ngày 20-5 mới xử lại), tôi rất bức xúc. Vụ án Lê Bá Mai (báo Pháp Luật TP.HCMđã liên tục thông tin) kéo dài nhiều năm, gây lãng phí tiền của, trong vụ án có nhiều vi phạm tố tụng, cần làm rõ, nếu oan sai thì phải giải oan và chấp nhận sự thật…”.

Có phi thường thế không?

Bà Hoài Thu nghỉ hưu sáu năm nay, hiện cũng ít đi lại nhưng do có nhiều trăn trở về vụ án này nên đã quyết định đi xem xét lại hiện trường vụ án. “Chỉ có một hiện trường mà sao có quá nhiều ý kiến trái chiều như vậy? Đã gần 10 năm rồi, hiện trường còn lưu giữ được gì…?”. Đó là câu hỏi mà bà Hoài Thu luôn đặt ra trong quá trình theo dõi vụ án.

Đến nơi, bà Hoài Thu hết sức ngỡ ngàng trước khung cảnh hiện trường. Gần 10 năm qua, hiện trường vụ án gần như không có gì thay đổi.  “Không biết cái xe Honda thời 2004 có khác gì thời kỳ này không. Chứ con đường này vào mùa khô lội bộ còn khó khăn, không có lối đi, phải hì hục, suýt ngã lên ngã xuống huống gì lại đi vào mùa mưa (thời điểm xảy ra vụ án). Tôi đi mãi mới gần tới vườn mít, rồi phải dừng lại không đi được nữa bở i bị  ngăn cách bằ ng những con suối, con mương. Tại sao Mai lại có thể chạy xe Honda ngon lành, lưng đeo bình xịt thuốc, chở theo nạn nhân, phía trước còn có can nước để vào vườn mít rồi hiếp nạn nhân? Mai bị buộc phạm tội với những tình tiết như vậy thì không biết Mai phi thường cỡ nào?” - bà Hoài Thu nhận xét.

Bà Hoài Thu đi thực địa vụ án “vườn mít”. Ảnh: CTV

Luật sư Huỳnh Thế Tân (bào chữa miễn phí cho bị cáo Mai) cho biết một số điểm phi lý trong vụ án, đường đi trên bản đồ rất mâu thuẫn với hiện trường vào thời điểm phát hiện ra xác của nạn nhân Thị Út. Thời gian lập bản đồ được dựng trước một cách chi tiết, cụ thể. Cả hai kiểu vẽ đường thể hiện trong sơ đồ đều không thể đi vào bằng xe máy, nhất là vào mùa mưa vì bị ngăn cách bởi con suối khá sâu. Khi khám nghiệm hiện trường, chiếc xe máy được cho là Mai dùng chở Thị Út đã được dựng sẵn trong hiện trường…

Đây là “quái dị án”

Ngoài việc đi khảo sát hiện trường nói trên, bà Hoài Thu cho biết thêm sau khi tiếp nhận hồ sơ từ báo Pháp Luật TP.HCM vào đầu năm 2013, bà đã ngồi đọc ngay trên máy bay. Đọc xong, lập tức bà xé tờ  giấ y trong sổ  tay, viết vội vài dòng thư hỏa tốc gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tha thiết mong ông tiếp tục công việc của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, góp phần giúp ngăn chặn những vụ án oan.

Bà viết: “Đây là “quái dị án” chứ không còn là “kỳ án” nữa. Vậy mà VKSND tỉnh Bình Phước tiếp tục kháng nghị theo hướng tử hình, tôi thấy hết chỗ nói…”.

“Một nguyên tắc mà tất cả các nền pháp luật tiến bộ đều phải tuân thủ là không chứng minh được tội phạm thì phải tuyên vô tội. Tại sao các cấp tòa không tuyên Lê Bá Mai không phạm tội? Phải chăng là họ đang chọn một biện pháp trung dung, biện pháp an toàn cho Lê Bá Mai và cho cả chính họ?” - bà Hoài Thu nhấn mạnh.

Được biết sau khi nhận được thư tay của bà Hoài Thu, ngày 12-3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến chuyển các hồ sơ liên quan đến vụ án cho viện trưởng VKSND Tối cao và chánh án TAND Tối cao xem xét, giải quyết.

Tiếp nhận hồ sơ, ngày 18-3, chánh án TAND Tối cao đã chỉ đạo cho Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xét xử vụ án đúng pháp luật.

Mẹ Lê Bá Mai quỳ xin bà Hoài Thu góp một tiếng nói để giữ cán cân công lý. Ảnh: PL

Nên thay đổi kiểm sát viên

Trao đổi về vụ việc, bà Hoài Thu nêu ý kiến: Đối với vụ án kéo dài, nhiều quan điểm khác nhau và liên quan đến tính mạng con người thì không nên để kiểm sát viên đã ngồi ở phiên phúc thẩm lần trước tiếp tục ngồi ở phiên phúc thẩm lần sau dù luật không cấm. “Hơn nữa, kiểm sát viên này trước đó đã từng từ chối tranh luận. Như vậy là đã có định kiến rồi, giờ ngồi giữ quyền công tố nữa thì tôi cho rằng chắc chắn không khách quan. Đôi khi cái niềm tin rằng bị cáo có tội đã hằn sâu trong nếp nghĩ của kiểm sát viên rồi, dẫn tới việc bỏ qua những chứng cứ vô tội của bị cáo. Thay đổi kiểm sát viên khác sẽ giúp người mới có những suy nghĩ mới hơn, không bị đi vào lối mòn. Đề nghị nhà làm luật nên sửa đổi vấn đề này để góp phần tránh oan” - bà Thu nói…

Một vấn đề khác bà Hoài Thu nêu ra là: “Tại sao chúng ta không kêu gọi xã hội chung tay giúp đỡ gia đình cha mẹ nạn nhân? Họ đã mất con, tiền bồi thường không có, lại bỏ công bỏ việc tới lui hầu tòa…”.

“Kỳ án vườn mít”

Theo hồ sơ ban đầu, ngày 16-11-2004, tại vườn mít ở xã An Khương, huyện Bình Long (nay là huyện Hớn Quản) đã xảy ra vụ án giết người, hiếp dâm bé gái 11 tuổi. Ngay sau đó, Lê Bá Mai bị bắt giữ. Hai phiên tòa sơ và phúc thẩm sau đó đã tuyên tử hình Mai về hai tội hiếp dâm trẻ em và giết người. Đến tháng 5-2007, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hủy cả hai bản án để làm rõ thêm nhiều tình tiết và cả sai sót.

Tháng 5-2011, TAND Bình Phước xử sơ thẩm lần hai, tuyên Lê Bá Mai không phạm tội và trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa. Sau đó VKS cùng cấp đã kháng nghị theo hướng bị cáo có tội. Tháng 6-2012, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử lưu động tại Bình Phước đã tuyên hủy án sơ thẩm. Đến tháng 1-2013, TAND Bình Phước xử sơ thẩm lần ba, tuyên phạt bị cáo tù chung thân cho cả hai tội hiếp dâm trẻ em và giết người.

Sau đó VKS tỉnh Bình Phước kháng nghị, đề nghị tuyên phạt tử hình Lê Bá Mai. Mai cũng kháng cáo kêu oan.

Quyết bảo vệ quyền lợi người dân

Trong chuyến đi thực địa của bà Hoài Thu đã có một câu chuyện hết sức cảm động khiến ai cũng rưng rưng. Khi bà đến địa phương và gặp gia đình Lê Bá Mai, mọi người hoà n toà n bất ngờ khi thấy bố mẹ Mai quỳ xuống lạy bà Thu. Mẹ củ a Mai ôm chầm lấy ân nhân, nói trong nước mắt, bày tỏ sự biết ơn đối với bà: “Dù đã về hưu nhưng với trái tim người mẹ, với tiếng nói của người đã nhiều năm là đại biểu của dân, mong bà góp một tiếng nói để các cơ quan nắm giữ cán cân công lý minh xét cho con tôi”.

Đỡ họ đứng dậy, bà Hoài Thu tâm tình: “Việc tôi làm là bình thường. Trước đây tôi là đại biểu của dân thì phải bảo vệ quyền lợi cho dân, không thể làm ngơ trước số phận của dân. Giờ tôi là công dân bình thường thì tôi cũng sẽ đội đơn giúp dân. Hơn nữa, dân có oan khiên mới phải tìm đến đại biểu để mong chờ được bảo vệ”.

PHƯƠNG LOAN ghi chép

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới