Bài học từ vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ

(PLO)- Khi các ngân hàng tiến hành áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro chặt chẽ hơn thì niềm tin mà người gửi tiền dành cho họ cũng sẽ tăng cao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thấy gì từ sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ?

Theo Tiến sĩ Phạm Công Hiệp, Đại học RMIT Việt Nam, sự sụp đổ của của hai ngân hàng (NH) Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB) vừa qua là hai vụ phá sản NH lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Hai biến cố chỉ ra một số vấn đề về quản lý tài chính và đầu tư có thể gây hậu quả nặng nề cho khách hàng, nhân viên, các nhà đầu tư và niềm tin vào hệ thống tài của một cường quốc kinh tế như Mỹ.

Nguyên nhân sâu xa cho sự sụp đổ của SVB và SB nằm ở các quyết định đầu tư trước đó của họ. Các NH này chỉ giữ một phần tài sản dưới dạng tiền mặt, còn phần lớn tài sản được dùng đầu tư vào trái phiếu chính phủ (TPCP) Mỹ.

Tiến sĩ Phạm Công Hiệp cho rằng sự sụp đổ của SVB và SB phơi bày ra lỗ hổng trong việc quản lý tiền gửi và đầu tư của các NH, đặc biệt với khía cạnh quản lý rủi ro tài sản và nợ phải trả. SVB đã chấp nhận rủi ro quá lớn trong việc phân bổ tài sản, tiền mặt và các khoản đầu tư và cho vay của mình.

Về mặt bản chất, vấn đề thiếu cân đối trong quản lý rủi ro này xuất phát từ việc thiếu sự giám sát quản lý rủi ro của hội đồng quản trị NH. SVB đã không có giám đốc rủi ro trong khoảng tám tháng của năm 2022 và chỉ mới bổ nhiệm vị trí này vào tháng 1 năm nay.

Khoảng cách lãnh đạo đó có thể đã khiến hội đồng quản trị và nhóm quản lý rủi ro mù mờ về việc xác định các rủi ro mới nổi trong danh mục đầu tư, và cuối cùng có thể dẫn đến việc áp dụng các chiến lược kém hiệu quả trong quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản của SVB.

Nhìn chung, các loại rủi ro mà hệ thống NH trong môi trường lãi suất cao, đặc biệt là sau sự kiện SVB đó là rủi ro về tính thanh khoản của các NH. Đó là rủi ro từ việc lạm dụng nguồn tiền vay ngắn hạn để đầu tư trái phiếu, việc mất cân đối tiền mặt do lượng tiền chi trả lãi suất cho người gửi tăng cao và rủi ro mất niềm tin của người gửi dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt.

Sự sụp đổ của của hai ngân hàng Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB) vừa qua là hai vụ phá sản NH lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong ảnh: Ngân hàng Signature Bank. Nguồn: CNBC
Sự sụp đổ của của hai ngân hàng Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB) vừa qua là hai vụ phá sản NH lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong ảnh: Ngân hàng Signature Bank. Nguồn: CNBC

Tăng cường giám sát

Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital cho biết, các khoản lỗ tiềm ẩn trong danh mục đầu tư của SVB cùng với tiền gửi tại NH giảm đáng kể là những yếu tố chính dẫn đến tình trạng SVB nhanh chóng mất khả năng thanh toán. Các NH Việt Nam cũng nắm giữ TPCP trên bảng cân đối kế toán.

Tuy nhiên, TPCP chỉ chiếm khoảng 6% tổng tài sản của các NH niêm yết và trái phiếu giữ đến ngày đáo hạn chiếm chưa đến 2% tổng tài sản. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 5-10% điển hình của các NH Mỹ và thấp hơn nhiều so với mức gần 45% tài sản của SVB. Do đó, nguy cơ sụp đổ của một NH như SVB ở Việt Nam là rất thấp.

Tiến sĩ Phạm Công Hiệp khuyến nghị, để kiểm soát tốt hơn các rủi ro đến về tính thanh khoản từ các trái phiếu và lãi suất cao, các NH nên đo lường tác động của việc thay đổi lãi suất đối với thu nhập, thanh khoản và vốn.

Ngoài ra, NH có thể giảm thiểu rủi ro lãi suất bằng cách thay đổi bảng cân đối kế toán, với mục tiêu giảm sự chênh lệch về thời gian đáo hạn và lịch trình định giá lại tài sản và nợ. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất là một lựa chọn khả thi đối với các NH.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây cũng cho biết, để đảm bảo an toàn hoạt động NH, NHNN đã thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm