Làm gì để học sinh được an toàn trong trường học?

Từ vụ việc 3 học sinh THPT bị tấn công, bắt cóc và hành hung xảy ra ở một vùng quê tỉnh Đồng Tháp đã gióng lên hồi chuông làm thế nào có thể đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh trong trường học.

Rèn thêm kỹ năng phản ứng nhanh

Trong vụ việc ở Đồng Tháp vừa qua, có một số ý kiến cho rằng nhà trường và cơ quan chức năng phản ứng không nhanh dẫn đến việc các em bị đánh. Thực ra chúng ta cần nhìn nhận rằng vụ việc diễn ra quá nhanh và chưa ai được chuẩn bị kỹ cho những tình huống bất ngờ như vậy.

Công an làm việc với một đối tượng  trong số những người đánh các em học sinh. Ảnh: CACC

Còn nhớ trước đây tôi có chuyến thăm các trường cấp một ở Nhật Bản. Ở đây, họ diễn tập các phương án xử lý những tình huống nhiều nguy cơ khác nhau rất nhiều lần trong một năm học, ở đa dạng quy mô từ nhóm lãnh đạo, nhân sự chủ chốt và thầy cô. Cuộc diễn tập có toàn bộ phụ huynh và học trò với những tình huống diễn luyện khá đa dạng từ tòa nhà cúp điện cho tới giông bão, động đất, hỏa hoạn, hay cả khi trường bị đột nhập, tấn công bởi người lạ…

Ở Việt Nam, môi trường của chúng ta ít sự cố hơn nhưng cũng vì đó mà chúng ta trở nên chủ quan. Không có kỹ năng nào có thể hình thành một sớm một chiều, hay chỉ qua một vài buổi tập huấn chuyên đề là có thể thành thạo, nhất là khi có tình huống khẩn cấp. Vì vậy, tùy quy mô và địa bàn, ở đô thị hay vùng quê mà các trường cần tích cực tập huấn cho toàn thể lực lượng nhân sự của trường và học sinh các phương án ứng phó cụ thể. 

Hỗ trợ gỡ rối ngay từ đầu

Thực tế cho thấy, các câu chuyện đánh nhau ở trường học không phải bất ngờ diễn ra mà hầu hết các trường hợp đều luôn có những dấu hiệu, hành vi cảnh báo ban đầu.

Những mâu thuẫn từ lời nói, những gây hấn nhỏ, hay sự buồn bã, lo lắng hoặc kích động bất thường của học sinh khiến các em có sự thay đổi trong tính khí, giao tiếp; kết quả học tập giảm sút; nghỉ học…. Với những biểu hiện trên thì thầy cô, bạn bè và gia đình cần có sự quan tâm đến các em để nhận biết các em đang bất ổn vấn đề nào và cần hỗ trợ những gì.

Trong một nghiên cứu gần đây về các giải pháp điều chỉnh hành vi cho học trò, tôi có đưa ra mô hình 3C: Consequence (Chế tài) – Coaching (Kèm cặp) – Caring (Quan tâm) để hỗ trợ những học sinh có nguy cơ cao, dễ rơi vào các tình huống xấu.

Thường thì các học sinh này hay được xếp vào dạng “học sinh cá biệt”. Tuy nhiên, để trở nên cá biệt như vậy, đằng sau mỗi bạn đều là những câu chuyện phức tạp với nhiều mảng tối.

Nếu không có chế tài đủ nghiêm khắc được truyền thông rõ ràng và thực hiện nghiêm túc trong bất cứ trường hợp nào, các bạn sẽ dễ dàng buông thả và lún sâu vào sai lầm ngày càng nghiêm trọng. Nhưng chế tài nghiêm cần đi kèm với rất nhiều sự hỗ trợ song song để giúp các em thay đổi, thoát ra khỏi vùng tối để được sống an toàn. 

Ngày 25-2, Công an huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết công an đã mời làm việc hơn 10 người liên quan đến vụ ba học sinh bị bắt đánh.

Qua làm việc, bước đầu công an xác định nguyên nhân vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn nhất thời giữa các em học sinh cá biệt trong trường liên kết với những học sinh đã bỏ học để đánh nhau.

Cụ thể, nguồn cơn bắt đầu từ việc em LVK (học sinh Trường THPT Tháp Mười) và L.H.Thẳng (18 tuổi, đã bỏ học) có mâu thuẫn nên Thẳng cùng tám người khác đi đánh em K.

Sau khi bị đánh, K. gọi cho nhóm bạn ở xã Đốc Binh Kiều đến cổng trường THPT Đốc Binh Kiều khống chế, đánh em NHB và ĐMT (bạn Thẳng) nhằm uy hiếp để Thẳng ra mặt.

Kết quả chẩn đoán của bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười xác định em T. chỉ bị chấn thương bên ngoài không nhập viện; em B. chấn thương phần mềm vùng đầu và ngón tay; còn em K. chấn thương phần mềm vùng mặt, bụng đang nhập viện theo dõi. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

(PLO)- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển nên mạng xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội mang đến niềm vui, giải tỏa căng thẳng nên không ít người “nghiện”. Vậy nếu bạn từ bỏ mạng xã hội thì điều gì sẽ xảy ra?