Băn khoăn khi đi vào cao tốc chỉ có hai làn xe

(PLO)- Liên quan đến cao tốc có hai làn xe vẫn đang là tâm điểm bàn luận của các chuyên gia, người dân và "cánh" tài xế. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 18-2, một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế khiến ba người trong một gia đình tử vong.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, liên quan đến thiết kế cao tốc với hai làn đường vẫn đang là điều gây nhiều tranh cãi nhất với các chuyên gia, người dân và “cánh” tài xế.

Cao tốc như thế nào mới đúng chuẩn?

Trao đổi với PLO, ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô hành khách TP.HCM nêu quan điểm: “Cao tốc mà có hai làn thì không gọi là cao tốc, đặc biệt nguy hiểm dễ xảy ra và gây khó cho tài xế khi từ đường đang từ 3 làn về 1 làn. Gặp những người lái xe mới đi qua đoạn này lần đầu sẽ rất khó xử lý tình huống”.

Cũng liên quan đến cao tốc, ông Tính cho biết ông cũng từng có ý kiến với Bộ GTVT về các trạm dừng nghỉ cho tài xế và cả hành khách đi cùng. “Trạm dừng nghỉ đâu có khó khăn, cho đấu giá, đấu thầu để xây dựng lên, có chỗ ăn nghỉ, vệ sinh và sữa chữa xe cộ khi cần thiết. Phải 200km phải có trạm dừng để phục vụ, đặc biệt là tiếp tế nhiên liệu cho xe”- ông Tính nói.

Hiện trường vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Hiện trường vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: VT

Theo vị Chủ tịch Hiệp hội, chỉ cần qua Singgapo và Malaysia sẽ thấy trạm dừng nghỉ của họ sạch sẽ và miễn phí đi vệ sinh, người dân thích mua quà tặng hay hàng hoá gì thì mua.

Lái xe trên cao tốc sao cho hợp lý

Anh Võ Hùng, Quản lý một nhà xe tại TP.HCM cho biết cao tốc mà có làn khẩn cấp thì an toàn hơn vì ít có ai đậu vào làn khẩn cấp, chỉ khi xe có sự cố, không có làn khẩn cấp, khi đi thấy làn nhỏ.

Anh Hùng dẫn chứng: “Chẳng hạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Phan Thiết – Vĩnh Hảo, cảm giác cao tốc rất nhỏ, mình có cảm giác không an toàn, giống như kiểu đường không cho xe máy đi lên mà thôi. Những thiết kế cao tốc không có làn khẩn cấp có khi còn thua quốc lộ, vì đường quốc lộ có làn cho xe máy chạy, nếu gặp tình huống nguy hiểm thì tài xế vẫn có thể “lách” qua làn của xe máy nếu được”.

Theo kinh nghiệm lái xe lâu năm của anh Hùng, đi cao tốc cho phép chạy 120km/h thì tài xế chỉ chạy 100km/h đổ lại và đi ở làn hai chứ không đi làn bên trái cũng không đi làn khẩn cấp, như vậy an toàn hơn nhiều.

“Trong dịp tết vừa rồi tôi có đi Quảng Ngãi, nhưng khi đến cao tốc Cam Ranh – Nha Trang (chưa thu phí) thì tôi cũng “né” nó ra. Vì dịp tết các lái mới hoặc người thuê xe tự lái để chạy về quê rất nhiều, những người có kinh nghiệm lâu năm như tôi thì thích đi đường quốc lộ hơn là lên cao tốc vì sợ dễ gặp sự cố”- anh Hùng cho biết thêm.

Một tài xế khác chia sẻ, ở Nhật đoạn đường dành cho xe chạy chậm thì sẽ bên phía ngoài lề, đến đoạn đó xe nào chạy chậm thì rẽ sang nhường đường cho xe khác vượt. Vụ tai nạn ở cao tốc Cam Lộ - La Sơn lại làm làn bên phía ngược lại vừa phải tách sang tăng tốc để vượt vừa cắt đầu xe bên cạnh lúc tốc độ cao để nhập làn, vì vậy gia tăng thêm mối nguy hiểm.

“Mình đã qua chỗ tai nạn trên và thấy không nên để 3 làn, chỉ để 1 làn còn lại là làm làn khẩn cấp. Rất nhiều xe không có kiên nhẫn khi đi cao tốc này và chỉ chăm chăm vượt bất chấp nguy hiểm”- tài xế này nói thêm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm