Bán rượu lậu dịp tết bị xử lý như thế nào?

Tết là thời điểm tiêu thụ rượu ngoại rất nhiều. Mọi người mua rượu ngoại về dùng hoặc dùng để làm quà tặng cho người thân, cho đối tác. Bên cạnh đó trên thị trường rượu dịp tết, lực lượng quản lý thị trường hầu như năm nào cũng bắt được vài vụ nhập rượu lậu không có hoá đơn chứng từ. Vậy những hành vi nhập khẩu, kinh doanh rượu lậu bị xử lý như thế nào.

Bạn đọc Phạm Điển 

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:

Theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 36/2012 định nghĩa rượu nhập lậu là rượu thành phẩm, rượu bán thành phẩm có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài, không có đủ hoá đơn chứng từ.

Theo đó, hành vi buôn bán rượu lậu là hành vi vi phạm pháp luật và tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Về xử lý hành chính về hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu sẽ bị xử phạt theo Khoản 1, Điều 15, Nghị định 98/2020. Cụ thể, phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng.

Phạt tiền từ 1-2 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3-đến dưới 5 triệu đồng.
Mức xử phạt cao nhất tại khoản 1 điều này là phạt tiền từ 40-50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Đây là mức phạt đối áp dụng đối với cá nhân, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Về xử lý hình sự, người vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật hình sư 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Theo đó, người nào nhập lậu hàng hóa có trị giá từ 100-đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi quy định về tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm... 

Khung hình phạt nặng nhất cho cá nhân thực hiện hành vi phạm tội này là phạt tù từ 12-20 năm trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 1 tỉ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 1 tỉ đồng trở lên hoặc lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới