Bật mí hậu trường đằng sau những thước phim của phim hành động 'Xe cấp cứu'

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ phim quy tụ dàn sao Hollywood gồm Jake Gyllenhaal (Prisoners, Spider-Man: Far From Home…), Yahya Abdul-Mateen II (Watchmen, Candyman…) xoay quanh cuộc trốn chạy của hai tên cướp nhà băng. 

Nhân vật Jake Gyllenhaal. Ảnh: PHP

Trong phim, Jake Gyllenhaal vào vai Danny Sharp – một tội phạm có tiếng tại Hollywood. Em trai nuôi của Danny là Will Sharp (Abdul-Mateen) bất đắc dĩ phải tìm đến anh mình nhờ vay một món tiền chữa trị cho vợ.

Danny rủ rê Will tham gia vào vụ cướp táo tợn nhằm vào ngân hàng tại Los Angeles. Phi vụ bất thành, hai anh em buộc phải cướp một chiếc xe cứu thương chạy trốn khỏi sự truy đuổi ráo riết của cảnh sát.

Công nghệ drone hiện đại

Với tham vọng đưa khán giả sống với cảm xúc của nhân vật, Michael Bay và đội ngũ của mình áp dụng công nghệ máy bay không người lái tối tân nhất đem đến những góc quay mà camera truyền thống không thể làm được.

Còn được gọi là FPV (Công nghệ góc nhìn người thứ nhất), người điều khiển đeo thiết bị VR cho phép họ nhìn thấy toàn bộ góc nhìn của camera trên drone.

Hình ảnh hậu trường phim.

Nhà điều hành sản xuất Michael Kase đã tìm tới những chuyên gia về flycam tại LightCraft sau khi nhìn thấy những hình ảnh cực kỳ ấn tượng mà Davis Clark Dilillo đã ghi lại được từ nóc của tòa Air Korea – một trong số những tòa nhà cao nhất ở trung tâm Los Angeles – xuống tới chân tòa nhà chỉ trong vòng chưa tới 2 giây đồng hồ.

Đạo diễn Michael Bay đã lên ý tưởng cụ thể cho từng phân cảnh được thực hiện bởi flycam và miêu tả kỹ lưỡng cho Dilillo những gì mà ông ấy mường tượng trong đầu.

Sau đó, chính các phi công flycam sẽ điều khiển các thiết bị của mình để thực hiện các cảnh quay. Các flycam FPV có thể bay với tốc độ lên tới 100 dặm mỗi giờ.

Dàn xế hoành tráng

Không ngại đầu tư vào khoản xe cộ để có hiệu ứng chân thật nhất có thể, Michael Bay có hẳn một bộ sưu tập phương tiện xịn xò.

Dưới sự chỉ đạo và phối hợp của Joey Freitas (6 Underground, loạt Transformers), phim trường Xe cấp cứu sở hữu hai chiếc xe cứu thương mới tinh hiệu Falck, thêm ba chiếc xe đóng thế và một đội quân xe cứu thương lớn nhỏ khác.

Bật mí hậu trường đằng sau những thước phim của phim hành động 'Xe cấp cứu' ảnh 3
Hình ảnh chiếc xe cấp cứu trong phim.

Chiếc xe tải của đội cảnh sát cơ động là điểm nhấn của bộ phim, thực tế đó là một chiếc TRX rất mới thậm chí còn chưa được phát hành rộng rãi trên thị trường.

Trong khi đó, chiếc xế hộp gầm thấp (lowrider) của nhân vật Papi (A Martinez) là một thử thách khác khi cả đội thiết kế chỉ có ba tuần để độ xe. Ê-kíp sử dụng màu sơn và họa tiết đặc biệt thể hiện tình yêu xe cộ cũng như liên hệ đến văn hóa Mexico.

Quá trình sản xuất chứng kiến dàn phương tiện gồm hơn 30 xe cảnh sát (sơn trắng, sơn đen, ngụy trang…), cùng hàng loạt xe cấp cứu đem đến những vụ va chạm, đâm đụng… cực chi tiết.

Một chi tiết thú vị đó là xe cứu thương thực ra khó lái hơn nhiều so với ô tô bình thường: chúng có phần đầu rất nặng, cồng kềnh, do đó cần tới những lái xe cấp cứu lành nghề (và thường kiêm luôn nghề nhân viên y tế).

Phân cảnh quay đều được thực hiện tại Los Angeles

Trong một trong số những chuyến đi thực tế đầu tiên để lựa chọn địa điểm quay phim, thiết kế sản xuất Karen Frick đã có một cuộc rượt đuổi Michael Bay bằng ô tô băng qua những địa danh của Los Angeles để xác định những khu vực sẽ  xuất hiện trên màn ảnh rộng của Xe cấp cứu.

Địa điểm mở màn phi vụ cướp của anh em nhà Sharp chính là Ngân hàng Liên bang và Quỹ tín thác Los Angeles, dù đã không còn hoạt động những đây là nơi thường được sử dụng làm bối cảnh cho các bộ phim, chương trình truyền hình và MV quảng cáo.

Michael Bay đã muốn sử dụng kho chứa tiền thực tế của ngân hàng này nhưng các két sắt và ngăn kéo tại đây lại không thể mở đóng tự do. Vì vậy Frick và nhóm sản xuất đã bố trí những chiếc thùng chứa được mở tung như thể bọn tội phạm đã đột nhập được vào.

Bật mí hậu trường đằng sau những thước phim của phim hành động 'Xe cấp cứu' ảnh 4
Các cảnh quay trong bộ phim.

Rob Gibson (The Orville) là một nhà làm phim kỳ cựu của lĩnh vực điện ảnh và truyền hình, anh được mời giữ vai trò giám sát các địa điểm ghi hình.

Cùng với những am hiểu sâu rộng về thành phố Los Angeles cũng như mối quan hệ thân thiết với Cục điện ảnh Los Angeles, Gibson đã được cấp giấy phép để lái xe trên rất nhiều tuyến phố, xa lộ cũng như những tuyến đường cấm mà ít người được quyền đặt chân tới.

Đặc sản cháy nổ mãn nhãn

Giám sát hiệu ứng kỹ xảo Eric Frazier (The Lost City, Ghostbusters: Afterlife), điều phối viên Craig Text Barnett và quản lý chất cháy nổ David J. Barker cùng các kỹ thuật viên hiệu ứng đã tạo nên các vụ nổ hoành tráng nhất tại trung tâm thành phố Los Angeles trong bối cảnh nhiều hoạt động bị hạn chế nghiêm ngặt do COVID-19.

Bật mí hậu trường đằng sau những thước phim của phim hành động 'Xe cấp cứu' ảnh 5
Những hiệu ứng cháy nổ khác nhau.

Trong ba tuần, Frazier và đội đã lắp xong khung chống lật cho 13 ô tô và xe SUV, một tốc độ đáng kinh ngạc đối với một dự án phim hành động.

Cha của Eric Frazier là John Frazier cũng là một chuyên gia về hiệu ứng đặc biệt từng đoạt giải Oscar. Ông có mặt trên phim trường để tham gia vào quá trình sáng tạo của Xe cấp cứu.

 Trailer phim Xe cấp cứu. Nguồn: PHP

Xe cấp cứu (tựa gốc: Ambulance) đã khởi chiếu tại các rạp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm