Đáp án của đề thi đợt 1 chỉ có một trong hai lựa chọn nên qua đọc ngẫu nhiên các bài dự thi qua email và trên báo Pháp Luật TP.HCM điện tử cũng thấy ý kiến của người dự chơi “phân hóa” thành hai luồng rõ rệt. Và người dự chơi đưa ra đủ lý lẽ, lập luận, dẫn chiếu pháp luật để bảo vệ quan điểm của mình.
- “Phái” cho là B phạm tội quy tụ nhiều bạn đọc ở TP.HCM, Hà Nội, Tây Ninh, Bến Tre, Kiên Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Vĩnh Long, Long An, Quảng Nam, Khánh Hòa…
Lập luận chính của “phái”: Theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, công dân Việt Nam dưới 16 tuổi được xác định là trẻ em. Trong tình huống đề thi nêu, B đã 17 tuổi - không còn là trẻ em nữa - đã có hành vi làm chuyện người lớn với cô gái còn là trẻ em nên B sẽ bị xử lý hình sự về tội giao cấu với trẻ em.
Có bạn còn lý giải thêm: Trẻ em là người chưa phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như chưa có những kiến thức cần thiết về xã hội nên việc giao cấu ở lứa tuổi này sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển bình thường của các em.
Bạn khác còn cho rằng hành vi của B phải bị xử nặng vì gây hậu quả làm nạn nhân có thai.
Một bạn học trường luật nêu thêm: Nếu cậu học trò có hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để cưỡng bức cô gái, cậu ta có thể bị xử lý về tội hiếp dâm trẻ em.
- “Phái” cho là B không phạm tội cũng thu hút không kém số lượng bạn đọc. Lập luận của số đông các thành viên “phái” này: Dù cô gái có là trẻ em đi nữa nhưng hai đứa đã tự nguyện “cho” thì cậu trai đương nhiên không bị tội. Có bạn còn lập luận: Nếu thật sự gia đình cậu trai tổ chức cho cậu ấy trốn đi để né tránh việc giải quyết hậu quả thì khi ấy hành vi của cậu trai và gia đình mới phải bị lên án, bị tội… Cũng có bạn phân tích sâu về các yếu tố cấu thành của tội giao cấu với trẻ em để xác định không thể xử lý B về tội này.
Còn bạn theo quan điểm nào? Hãy nhanh tay giành lấy cơ hội rinh nhiều giải thưởng có giá trị.
B có thể bị tội giao cấu với trẻ em? Bài dự thi chỉ cần trả lời: 1. Theo bạn, B có thể bị xử lý hình sự về tội giao cấu với trẻ em hay không? a. Có b. Không 2. Vì sao?...... (lý giải ngắn gọn, tối đa 100 từ) Câu hỏi phụ: Bao nhiêu người đáp đúng phần 1 của câu hỏi chính? - Bài dự thi cần ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc (số điện thoại, mail nếu có), gửi về: Tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM (34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. (qua bưu điện hoặc trực tiếp tại địa chỉ trên), ngoài bì thư ghi rõ “Tham gia À Ra Thế”). Hoặc gửi qua mail theo địa chỉ arathe@phapluattp.vn. Bạn đọc cũng có thể tham gia thi trực tiếp trên báo Pháp Luật TP.HCM điện tử tại đường link http://phapluattp.vn/cuocthi.aspx. - Tất cả bạn đọc không phân biệt nghề nghiệp, nơi cư trú, tuổi từ đủ 16 trở lên đều có thể tham gia dự thi. Không hạn chế số lượng bài dự thi của từng người nhưng khi xét trao giải, mỗi người chỉ được nhận một giải thưởng ở mức cao nhất trong mỗi đợt thi. Hạn chót nhận bài dự thi cho đợt 1: - 18 giờ ngày 11-8-2015 đối với thư gửi trực tiếp tại tòa soạn. Riêng thư gửi qua bưu điện chỉ chấp nhận thư đến trễ tối đa ba ngày. - 23 giờ ngày 11-8-2015 đối với bài dự thi trên báo Pháp Luật TP.HCM điện tử. _________________________________ Giải thưởng đợt 1: - 01 giải Nhất: 1.000.000 đồng + 01 điện thoại di động trị giá tương đương 2 triệu đồng. - 01 giải Nhì : 1.500.000 đồng. - 01 giải Ba: 1.000.000 đồng. - 05 giải khuyến khích: 500.000 đồng/giải. . Các giải nêu trên được chọn trong số phiếu dự thi đáp đúng cả hai phần của câu hỏi chính và có số dự đoán gần đúng nhất ở câu hỏi phụ. |