Bền bỉ một dòng chảy tín dụng “Tam nông”

Giảm lãi nhiều nhất cho khách hàng, Agribank vẫn đạt lợi nhuận hơn 14.000 tỷ đồng”. Dòng tin vui những ngày cận kề Tết Nguyên đán Nhân Dần như tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) nói riêng và những người làm nông nghiệp trong cả nước nói chung.

Lợi nhuận đạt hơn 14.000 tỷ đồng

Năm 2021 được đánh giá là năm đáng tự hào của ngành nông nghiệp với việc tiếp tục khẳng định vai trò “trụ đỡ” và có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế trước những khó khăn chưa từng có tiền lệ của đất nước khi đối mặt đại dịch COVID-19.

Giá trị toàn ngành nông nghiệp tăng 2,9% trong năm 2021; tỉ lệ số xã chuẩn nông thôn mới đạt 68,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra… Trong thành công đó, không thể không nói đến vai trò của nguồn vốn tín dụng nông nghiệp - nông thôn luôn bền bỉ một dòng chảy từ Agribank đến với các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà nông khắp mọi vùng miền trên cả nước…

 Đồng hành vươn lên cùng nhà nông

Theo ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, mặc dù là ngân hàng giảm lãi nhiều nhất cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng năm 2021, Agribank vẫn hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh doanh với lợi nhuận đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,68 triệu tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2020. Nguồn vốn huy động đạt trên 1,58 triệu tỷ đồng, tăng 7,5%. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,31 triệu tỷ đồng, tăng 8,5%.

Đặc biệt, Agribank duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 70% tổng dư nợ và chiếm hơn 36% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này của ngành ngân hàng; hỗ trợ tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và hạn chế tín dụng đen. Đồng thời, năm 2021, Agribank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc điều chỉnh giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.

Với phương châm “Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”, Agribank đang nỗ lực từng ngày đổi mới theo hướng hiện đại, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, áp dụng ngân hàng số để phục vụ nhiều tiện ích cho khách hàng, đặc biệt đối tượng khách hàng tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Một trong những điểm mới trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đảng, Nhà nước khẳng định, đó là phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Riêng cho vay xây dựng nông thôn mới, tín dụng Agribank “phủ kín” đến 100% số xã trên cả nước. Agribank còn được biết đến là tổ chức tín dụng luôn phát huy vai trò tích cực trong phát triển kinh tế biển, là ngân hàng duy nhất có phòng giao dịch tại 9/13 huyện đảo, hỗ trợ cho 24.000 tàu cá ở 28 địa phương ven biển, phát triển đội tàu công suất lớn hiện đại đánh bắt xa bờ…

Đi đầu trong hiện đại hóa kênh thanh toán nông thôn

Quyết tâm cùng ngành ngân hàng hiện thực hóa Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công, Agribank chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân thông qua việc không ngừng sáng tạo trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, kênh phân phối.

 Agribank đã triển khai chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán

Để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đồng thời thực hiện chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, kể từ tháng 5-2021, Agribank đã triển khai chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trong nước đối với tất cả khách hàng có tài khoản thanh toán tại Agribank.

Sở hữu mạng lưới lớn nhất hệ thống với trên 2.300 chi nhánh, nay có thêm sự bổ trợ của công nghệ, Agribank tham vọng phủ sóng rộng hơn dịch vụ tài chính của mình đến tận tay người dân vùng sâu, vùng xa.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới