Ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM và bà Nguyễn Thị Thu Tâm, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, tặng hoa cho các khách mời của chương trình giao lưu trực tuyến: ‘Tiền, vàng và các lưu ý khi xuất, nhập cảnh’. Ảnh: Huyền Vi
Như vậy, cá nhân khi xuất, nhập cảnh (đi du lịch, du học, chữa bệnh, định cư…) được phép mang bao nhiêu tiền, vàng? Vượt mức nào thì phải khai báo, có phải xin giấy phép; có phân biệt người lớn và trẻ em; khai rồi có nộp phí gì không; mức phạt cụ thể ra sao…
Các nội dung nêu trên sẽ được các cơ quan chức năng và các luật sư giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tiền, vàng và các lưu ý khi xuất, nhập cảnh” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào 8 giờ 30 ngày 18-8-2016.
- Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến gồm có:
+ Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM.
+ Đại diện Cục Hải quan TP.HCM.
+ Luật sư Nguyễn Minh Luận, Trưởng Văn phòng luật sư Sài Gòn Công Lý (TP.HCM).
+ Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh (TP.HCM).
(PLO)- Từ 1-8-2016, cá nhân khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng miếng, vàng trang sức thì phải khai báo. Nếu vượt mức quy định mà không khai báo hoặc có khai báo mà khai sai (ít hơn hoặc nhiều hơn) thì bị phạt tiền và có thể bị xử lý hình sự.
- 1. Thời gian: 00:00 15/08/2016
- 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh
Danh sách khách mời
Ông NGUYỄN HOÀNG MINH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM
Luật sư NGUYỄN MINH LUẬN, Trưởng Văn phòng luật sư Sài Gòn Công Lý (TP.HCM).
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh (TP.HCM).
Ông Lê Văn Triến, Phó trưởng phòng Phòng Giám sát quản lý, Cục Hải quan TP.HCM
Bà Lê Thị Thanh Hà, Phó trưởng phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm
Bà Hỏa Thị Hoa, Phó đội trưởng đội Thủ tục hành lý nhập khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Bà Trần Thanh Hương, Phó đội trưởng đội Thủ tục hành lý xuất khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Anh Trần Đức Minh, Phó chi cục trưởng chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Đề nghị quý bạn đọc nắm bắt và cập nhật các quy định của nhà nước phải khai báo về tiền vàng khi xuất, nhập cảnh, đồng thời thực hiện tốt việc khai báo với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất nhập cảnh để không bị vi phạm và bị xử lý VPHC trong lĩnh vực hải quan trong việc mang USD, vàng khi xuất nhập cảnh.
Mỗi cá nhân khi nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp (sau đây gọi chung là hộ chiếu). Không phân biệt người lớn hay trẻ em, chỉ tính bằng hộ chiếu, mỗi cá nhân mang theo số tiền trên mức quy định là 5000 USD (hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) thì phải khai báo hải quan theo thông tư số 15/2011/TT-NHNN (ngày 22-8-2011).
Do đó khi có vi phạm về việc không khai báo ngoại tệ thì cá nhân nào có vi phạm thì sẽ xử phạt người đó chứ không xử phạt gộp vi phạm của người này qua người khác.
Theo quy định khi xuất nhập cảnh mà không khai báo, hoặc khai sai số lượng thực tế thì tùy theo trị giá số tiền không khai báo sẽ có mức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng, và kể cả có thể bị xem xét dấu hiệu hình sự trong trường hợp số tiền không khai báo từ 100 triệu đồng Việt Nam trở lên.
Mời bạn đọc xem chi tiết quy định về xử phạt vi phạm hành chính khoản 6 Điều 1 Nghị định 45/2016/ NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Trường hợp bạn đã bị xử phạt hành chính lần trước mà chưa được xóa theo quy định (1 năm kể từ ngày bị xử phạt hành chính) thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 154 Bộ luật Hình sự.
Luật sư NGUYỄN MINH LUẬN, Trưởng Văn phòng luật sư Sài Gòn Công Lý (TP.HCM).
Số tiền ngoại tệ mà bạn khai nhiều hơn thực tế tương đương 160 triệu đồng Việt Nam. Theo điều 9 của Nghị định 45/2016/NĐ-CP, người nhập cảnh mà đã khai nhiều hơn số lượng ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng so với thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm thì mức phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Người xuất/nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt với mức thấp nhất là phạt tiền 1.000.000 đồng.
Đối với trường hợp mà số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì mức xử phạt thấp nhất là phạt tiền 5.000.000 đồng.
Nếu người xuất/nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị mức xử phạt thấp nhât là phạt tiền 5.000.000 đồng.
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh (TP.HCM)
Do bạn không nêu rõ mục đích ra nước ngoài để làm gì nên tôi chỉ có thể tư vấn chung là theo quy định tại khoản 2, điều 7 của Nghị định 70 năm 2014 của Chính phủ thì người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích:
a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
Về thủ tục chuyển tiền, bạn cần liên hệ với tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại tệ. Họ sẽ có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do bạn xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.
Trường hợp bạn mang tiền mặt thì nếu vượt mức quy định là 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; hoặc 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam) thì phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Theo quy định được miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong trường hợp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo. Những ví dụ như bạn hỏi không nêu cụ thể trong quy định.
Mời bạn đọc xem chi tiết quy định tại Điều 24 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 45/2016/ NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Bạn là công dân Việt Nam có nhu cầu mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích học tập, chữa bệnh ở nước ngoài, đi công tác, đi du lịch, đi thăm thân nhân và trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài, chuyển tiền thừa kế… đây là những đối tượng được phép mua và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được quy định tại điều 7 nghị định 70/2014/CP của Chính phủ.
Bạn có thể liên hệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để được hướng dẫn cung cấp các loại giấy tờ có liên quan và nhu cầu ngoại tệ cần mua hoặc chuyển.
Trong trường hợp này chị có quyền cầm giúp tiền về Việt Nam cho bất cứ ai. Trường hợp số tiền tổng số tiền chị mang về Việt Nam trên 5.000 USD thì chị vẫn phải khai báo hải quan nhưng không phải nộp bất cứ khoản phí, thuế nào.
- Theo quy định tại điều 2 thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 22-8-2011, của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh. Khi nhập cảnh nếu bạn mang:
a) Trên 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị trương đương;
b) 15 triệu Việt Nam đồng ( 15.000.000 VNđ).
Thì bạn phải khai báo hải quan (hải quan không xem xét số tiền này có nguồn gốc từ đâu)
Bà Hỏa Thị Hoa, Phó đội trưởng đội Thủ tục hành lý nhập khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp của bạn nêu thì theo quy định tại khoản 2 Điều 2. Quy định về mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu thì "cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan."
Như vậy, nếu mẹ con bạn đeo vàng trang sức có tổng khối lượng dưới 300gram (ba trăm gam) thì không phải khai báo, nếu trang sức có tổng khối lượng trên 300gr trở lên thì phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12-8-2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì "Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam)."
Như vậy bạn nên đổi ra USD thì với số tiền 30 triệu đồng chưa đến 1.500USD nên sẽ không vượt mức quy định trên và bạn không phải khai báo Hải quan. Còn nếu bạn mang 30 triệu Việt Nam đồng đi Thái lan thì sẽ vượt mức quy định trên và phải khai báo Hải quan.
Trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh không khai hoặc khai sai số vàng, ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam vượt mức quy định sẽ bị phạt theo Nghị định 45/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1/8/2016. Tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử phạt ở mức khác nhau theo Điều 9 của Nghị định 45 năm 2016 của Chính phủ
Khi bạn bị xử phạt hành chính tức là bạn là người có "tiền sự". Thông tin này sẽ bị lưu trong lý lịch tư pháp theo quy định.
Luật sư NGUYỄN MINH LUẬN, Trưởng Văn phòng luật sư Sài Gòn Công Lý
- Theo quy định tại điều 2 thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 22-8-2011, của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh nhập cảnh, khi nhập cảnh bạn mang theo số tiền dưới 5.000USD thì không phải khai báo hải quan.
- Khi xuất cảnh nếu bạn mang:
a) Trên 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị trương đương;
b) 15 triệu Việt Nam đồng ( 15.000.000 VNđ).
Thì bạn phải khai báo hải quan.
- Theo điều 3 của thông tư 15/2011/TT-NHNN, nếu bạn mang vượt mức này thì bạn phải xuất trình cho hải quan cửa khẩu:
a) Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt sang nước ngoài, (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc
b) Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do NHNN Việt Nam cấp.
Việc mang ngoại tệ không áp dụng theo lứa tuổi, chỉ tính theo hộ chiếu
Bạn được quyền mang lợi nhuận ra nước ngoài sau khi đã khai báo đầy đủ thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để cụ thể hơn, bạn phải chứng minh được khoản tiền mang về Việt Nam đầu tư (có chứng từ hợp pháp), thương vụ kinh doanh tại Việt Nam, doanh thu và lợi nhuận (nếu có).
Trường hợp bạn mang vượt quá số tiền theo quy định (5000 USD) thì bạn phải khai báo hải quan và xuất trình giấy phép do các tổ chức tín dụng cấp để mang số tiền này ra nước ngoài.
cho biet so luong $ús , vang .. mang theo xuat ngoai toi da la bao nhieu ?
Mời bạn xem câu trả lời của chúng tôi đã trả lời bạn đọc Tuấn Lê bên dưới.
Ông NGUYỄN HOÀNG MINH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM
Không phải trường hợp nào đem ngoại tệ khi xuất cảnh cũng phải khai báo Hải quan và bị xử phạt hành chính.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 thì cá nhân khi xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt trên mức quy định là 5.000 USD (năm nghìn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương thì phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Nếu bạn mang theo USD vượt quá mức quy định trên khi xuất cảnh mà không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1/8/2016. Mức xử phạt sẽ tuỳ thuộc vào trường hợp mang vượt mức là bao nhiêu. Mức phạt thấp nhất theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 45 năm 2016 là 1.000.000 đồng và cao nhất là 50.000.000 đồng.
Chào bạn,
Tùy thuộc vào trị giá số tiền bạn không khai báo hoặc khai sai, hoặc số tiền thực tế nhiều hơn số tiền đã khai báo thì theo quy định sẽ có các mức phạt và thẩm quyền xử phạt tương ứng.
Để nắm rõ thêm các quy định về mức xử phạt tương đương với từng mức độ vi phạm, mời bạn xem kỹ thêm Khoản 6 điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ.
Trả lời: Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Thông tư số 11/2014/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới thì: Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu.
Chỉ có trường hợp cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vì vậy theo quy định nói trên bác không được phép mang theo hai chỉ vàng miếng nói trên để đi tặng thôi nôi của cháu ngoại.
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN ngày 23/8/2014 quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh thì chỉ được mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam). Nếu mang theo trên số lượng này thì phải trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan, đồng thời nộp thuế tương ứng với số vàng vượt quá quy định.
Theo quy định tại điều 2, Thông tư 11/2014/TT-NHNN, ngày 28 tháng 3 năm 2014 thì cá nhân Việt Nam khi xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu thì không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu và chỉ được mang theo vàng trang sức mỹ nghệ.
Nếu mang theo vàng trang sức mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300gram trở lên phải khai báo với Hải quan và không phải xin phép ngân hàng nhà nước (trừ trường hợp xuất cảnh đi định cư thì được mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu, vàng trang sức mỹ nghệ, và cũng phải khai báo hải quan).
Nếu khối lượng vàng mang theo khi xuất cảnh để định cư ở nước ngoài có khối lượng từ 1kg trở lên phải có giấy phép mang vàng khi xuất cảnh của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cá nhân cư trú cấp.
Ông NGUYỄN HOÀNG MINH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM
Theo Điều 9 Nghị định 45/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1/8/2016 thì với hành vi không khai báo Hải quan cửa khẩu khi mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt thì thuộc vào trường hợp xuất cảnh hay nhập cảnh mà có mức phạt khác nhau. Cụ thể
- Đối với người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt cao nhất là "Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm."
- Đối với người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh thì bị xử phạt cao nhất là "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm."
- Còn đối với người nhập cảnh khai sai là số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt cao nhất là "Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm."
- Còn trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt cao nhất là: "Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm."
Dì tôi ở Mỹ sắp về thăm nhà. Tôi muốn hỏi giúp dì ấy là dì đi đường hàng không thì số tiền tối đa được phép đem về Việt Nam là bao nhiêu tiền?
Phúc (caylagipham@yahoo.com.vn)
Chú tôi là Việt kiều Mỹ. Tháng sau, chú ấy sẽ về Việt Nam thăm gia đình và có đem theo tiền để đầu tư kinh doanh khách sạn, du lịch. Nhà nước có khống chế chú ấy mang tối đa bao nhiêu tiền mặt USD về Việt nam hay không?
Pham dinh Khanh Van
Việc mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài của công dân Việt Nam được quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể tại Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN có quy định cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt trên 5.000 USD hoặc các ngoại tệ khác có giá trị tương đương thì phải khai báo với Hải quan tại cửa khẩu.
Trường hợp mang trên 5000USD để du học thì phải khai báo hải quan, và xuất trình cho cơ quan hải quan giấy tờ theo quy định tại Điều 3 Thông tư nêu trên, như sau:
- Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền ra nước ngoài do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc
- Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Theo quy định tại Khoản 1 điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN có quy định "Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trêm mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a)5000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ
Vậy nếu gia đình bạn đi du lịch 6 người (Với 6 hộ chiếu riêng) thì mỗi người sẽ được mang theo số tiền như trên.
Theo quy định tại điều 2 thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 22-8-2011, của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh nhập cảnh: Mức ngoại tệ tiền mặt phải khai báo hải quan khi nhập cảnh là:
a) Trên 5000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị trương đương;
b) 15 triệu Việt nam đồng ( 15.000.000 VNđ)
Như vậy trường hợp của bạn mang trên 100 triệu, thì bạn phải khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập cảnh, bạn không phải đóng thuế và không phải xuất trình bất cứ giấy tờ gì khác.
Bà Hỏa Thị Hoa, Phó đội trưởng đội Thủ tục hành lý nhập khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Đối với tiền tệ thì theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 của Nghị định 70 năm 2014 của Chính phủ thì người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích: Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài. Vì vậy, bạn phải liên hệ với Ngân hàng để làm thủ tục này.
Còn đối với Vàng thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 11 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “1. Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
2. Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định sau:
a) Tổng khối lượng vàng từ 300g (ba trăm gam) trở lên đến dưới 01kg (Một kilôgam) phải khai báo với cơ quan Hải quan;
b) Tổng khối lượng vàng từ 01kg (Một kilôgam) trở lên phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan.”
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước thì khi mang theo đá quý có mức giá trị của kim loại quý, đá quý (trừ vàng) từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên thì phải khai báo hải quan.
Luật sư Nguyễn Minh Luận, Trưởng Văn phòng luật sư Sài Gòn Công Lý (TP.HCM).
Chào chị,
Hiện không có quy định tại văn bản pháp luật cho Cơ quan Hải quan dùng biên lai để thu phạt tại chỗ mà khi phát hiện có vi phạm thì Cơ quan Hải quan phải lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt theo đúng quy định của Pháp luật.
Theo khoản 1, khoản 3 điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN, ngày 12-8-2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã quy định:
1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
2. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Ông NGUYỄN HOÀNG MINH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo hải quan cửa khẩu: 5.000 USD (năm nghìn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
Trường hợp của mẹ bạn mang theo 18.000 USD đã vượt quá mức quy định của pháp luật. Và khai sai là 6.000USD nên nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Quy đổi số tiền là tang vật vi phạm từ USD sang Việt Nam đồng thì số tiền hơn 260.000.000 Viêt Nam đồng. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định 45/2016/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước thì không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác có mức giá trị cao hơn mức quy định khi mang theo ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Có nhĩa là, trường hợp của bạn không cần phải khai báo hải quan.
Trường hợp trước đây đây bạn từng bị phạt tiền về lỗi mang tiền về Việt Nam mà không khai báo. Nay nếu tôi lại vi phạm nữa thì vẫn bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1/8/2016. Tùy vào việc thời điểm xử phạt bạn khi nào để xác định trường hợp của bạn có thuộc tái phạm theo khoản 5 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính hay không. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.
Nếu bị xử phạt hành chính thì tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện theo khoản 6 điều 9 Nghị định 45/2016/NĐ-CP.
Mời bạn xem giải đáp mà chúng tôi đã trả lời bạn Lê Ngọc bên dưới.
Chào chị,
Nếu trường hợp chị không khai hoặc khai sai số tiền đem theo mà bị phát hiện thì cơ quan Hải quan sẽ lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tùy thuộc vào trị giá số tiền không khai, hoặc khai sai thì thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc từng cấp xử lý như Chi cục Hải quan, Cục Hải quan, UBND Thành phố....ra quyết định xử phạt, kể cả việc có thể xem xét dấu hiệu hình sự nếu trị giá số tiền không khai báo trên 100.000.000 VNĐ.
Thêm vào đó, khi ra quyết định xử phạt thì người bị xử phạt phải thực hiện quyết định xử phạt theo đúng quy định của pháp luật, nên việc lên máy bay đúng giờ lúc đó là khó.
Ông Lê Văn Triến, Phó trưởng phòng Phòng Giám sát quản lý, Cục Hải quan TP.HCM
Đối với tiền tệ thì theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 của Nghị định 70 năm 2014 của Chính phủ thì người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích: Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài. Vì vậy, bạn phải liên hệ với Ngân hàng để làm thủ tục này.
Còn đối với Vàng thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 11 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “1. Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
2. Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định sau:
a) Tổng khối lượng vàng từ 300g (ba trăm gam) trở lên đến dưới 01kg (Một kilôgam) phải khai báo với cơ quan Hải quan;
b) Tổng khối lượng vàng từ 01kg (Một kilôgam) trở lên phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan.”
Theo Thông tư số 15/2011/TT-NHNN đã quy định tại:
Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh
1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Tức là 5.000USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương với 5.000USD, ví dụ như: đồng đô la Singapore, đồng Euro… chứ không phải có giá trị tương đương 15 triệu đồng Việt Nam. Do đó tỉ giá mà bạn quan tâm phải hiểu rằng, đây là tỉ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác chứ không phải đồng Việt Nam; và nó được định theo thời điểm mà bạn xuất nhập cảnh.
Ông NGUYỄN HOÀNG MINH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN ngày 23/8/2014 quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh thì chỉ được mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam). Nếu mang theo trên số lượng này thì phải trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan. Trường hợp của bạn dây chuyền 3 chỉ vàng 24K ít hơn số lượng quy định nên không cần phải khai báo hải quan.
Luật sư NGUYỄN MINH LUẬN, Trưởng Văn phòng luật sư Sài Gòn Công Lý (TP.HCM).
Nếu số tiền bạn muốn mang đi theo hình thức chuyển qua ngân hàng thì khoản 2, điều 7 Nghị định 70/2014 quy định người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:
a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.
Còn trong trường hợp bạn mang theo ngoại tệ tiền mặt thì hiện nay quy định pháp luật không hạn chế số lượng tối đa. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu quy định của nước mà bạn nhập cảnh để biết quy định của họ trong vấn đề mang tiền mặt nhập cảnh.
Nếu số tiền mặt bạn mang theo vượt mức 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Đối với vàng, theo điều 2 TT 11/2014 của NHNN, cá nhân Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Riêng vàng trang sức, mỹ nghệ nếu cá nhân mang tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên mới phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Nếu bạn đi định cư ở nước ngoài, thì khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định sau:
a) Tổng khối lượng vàng từ 300g (ba trăm gam) trở lên đến dưới 01kg (Một kilôgam) phải khai báo với cơ quan Hải quan;
b) Tổng khối lượng vàng từ 01kg (Một kilôgam) trở lên phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Tôi đang làm hồ sơ xin định cư tại Canada theo diện đầu tư. Theo đó, tôi phải mang tiền sang Canada để mở đầu tư và để đóng tiền cho chính phủ bang của Canada với số tiền tổng cộng 1 triệu đô Canada.
Xin hỏi làm sao để tôi chuyển số tiền này sang Canada hợp pháp?
Số tiền trên là hoàn toàn hợp pháp từ việc kinh doanh có giấy phép theo đúng quy định của pháp luật và đã có đóng thuế nhà nước sau 15 năm.
Cảm ơn quý vị và chúc quý vị nhiều sức khỏe.
Thưa bạn Tam Tran, do tôi chưa hiểu rõ câu hỏi của bạn nên xin phép trả lời bạn 2 nội dung:
Một là, mang ngoại tệ khi đi định cư ở nước ngoài (bạn xem câu trả lời của bạn Lê Ngọc như vừa nêu trên);
Hai là, chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài vấn đề này phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ xác nhận tiến độ để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài cho cá nhân và tổ chức, căn cứ vào xác nhận tiến độ này, Ngân hàng Thương mại (nơi bạn mở tài khoản đầu tư ra nước ngoài) sẽ thực hiện việc chuyển vốn theo tiến độ đã được ngân hàng nhà nước xác nhận (theo Thông tư 12/2016-NHNN, ngày 29-6-2016, có hiệu lực từ ngày 13-8-2016).
Nếu có vấn đề gì trả lời chưa đúng với yêu cầu của bạn, bạn có thể liên hệ với đường dây nóng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, theo số máy: 0838211230.
Theo Điều 21 văn bản hợp nhất Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
“1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ”.
Vậy theo quy định trên bạn có thể chưa được xuất cảnh nếu chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định, nếu khi xuất cảnh bạn mang theo số tiền nhiều hơn 5000$ hoặc hơn 15.000.000 VNĐ thì bạn phải khai báo với hải quan khi xuất cảnh.
Kèm thêm, theo quy định của Nghị định 70/2014/NĐ-CP thì khi bạn xuất cảnh để đi du học, bạn phải xuất trình các chứng từ giấy tờ do tổ chức tín dụng cho phép mang số tiền này ra nước ngoài.
Mỗi cá nhân khi nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp (sau đây gọi chung là hộ chiếu). Không phân biệt người lớn hay trẻ em, chỉ tính bằng hộ chiếu, mỗi cá nhân mang theo số tiền trên mức quy định là 5000 USD (hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) thì phải khai báo hải quan theo thông tư số 15/2011/TT-NHNN (ngày 22-8-2011).
1. Theo qui định hiện hành, khi xuất cảnh thì được mang tối đa bao nhiêu ngoại tệ và vàng mà ko cần khai báo? Trường hợp trên mức qui định này thì phải khai báo nhưng tối đa được mang theo bao nhiêu?
2. Câu hỏi tương tự như trên đối với người nước ngoài (bao gồm cả Việt kiều mang quốc tịch nước ngoài) khi nhập cảnh
3. Người nước ngoài khi xuất cảnh có phải giải trình phần tiền, vàng đã chi xài trong thời gian ở VN (phần đã trình báo khi nhập cảnh)?
4. Vàng trang sức có tính vào phần phải khai báo ko?
Trân trọng cảm ơn
1. Về tiền tệ, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 15/2011 của NHNN Việt Nam thì "Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối, cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
2. Đối với vàng, theo điều 2 TT 11/2014 của NHNN, cá nhân Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu.
Trường hợp cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.
Riêng vàng trang sức, mỹ nghệ nếu cá nhân mang tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên mới phải khai báo với cơ quan Hải quan.
3. Khi xuất cảnh, bạn không cần giải trình phần tiền vàng đã chi xài trong thời gian ở Việt Nam.
4. Vàng trang sức vẫn tính vào phần khai báo hải quan.
Các quy định trên áp dụng với các cá nhân Việt Nam và người nước ngoài.
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh (TP.HCM).
Xin cảm ơn.
Thưa bạn Ngọc, theo như bạn nói đây là trường hợp công dân Việt Nam đi định cư ở nước ngoài sau khi đã có quyết định của cơ quan thẩm quyền cho phép định cư, có hộ chiếu và thị thực nhập cảnh (đối với những nước có yêu cầu thị thực nhập cảnh) thì việc mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất cảnh được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-NHNN, ngày 12-8-2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể:
Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh
1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Điều 3. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo
1. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu:
a) Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc
b) Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Điều 5. Cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài
1. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài:
a) Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật của tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt cho các mục đích nêu tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục đính kèm Thông tư này).
b) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản cho cá nhân có nhu cầu mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp.
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến.
Chào anh,
Theo quy định tại Thông tư 15/2011/TT-NHNN năm 2011 anh có thể mang vào số tiền bao nhiêu cũng được, nhưng nếu số tiền vượt quá 5.000$ thì anh phải khai trên tờ khai hành lý lúc nhập cảnh.
Bà Nguyễn Thị Thu Tâm, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, phát biểu mở đầu buổi giao lưu trực tuyến: ‘Tiền, vàng và các lưu ý khi xuất, nhập cảnh’. Ảnh: Huyền Vi