Bộ GTVT bàn giải pháp khơi thông thuỷ lộ cho Miền Tây

(PLO)- Thứ trưởng Bộ GTVT  Nguyễn Xuân Sang giao Cục Hàng hải phối hợp nghiên cứu tuyến vận tải thủy mẫu từ Cần Thơ đi Cái Mép - Thị Vải
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 30-9, Bộ GTVT phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức “Hội nghị thúc đẩy phát triển vận tải thủy, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Thứ trưởng Bộ GTVT ông Nguyễn Xuân Sang tại cuộc họp. Ảnh: HD

Thứ trưởng Bộ GTVT ông Nguyễn Xuân Sang tại cuộc họp. Ảnh: HD

Phát biểu tại hội thảo, đa số các đại biểu đều đánh giá khu vực ĐBSCL sở hữu những điều kiện cần nổi bật hiếm có về điều kiện tự nhiên để phát triển vận tải thủy.

ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống sông dài 28.000 km, trong đó, 23.000 km có khả năng khai thác vận tải thủy; có 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ TP.HCM đi Kiên Giang, Cà Mau và kênh Quan Chánh Bố cho tàu tải trọng lớn ra/vào sông Hậu và 5 tuyến hành lang đường bộ nối ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ và cả nước cùng hệ thống cảng trải dài dọc trên sông Hậu, sông Tiền.

Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, sản lượng thông qua hệ thống cảng của ĐBSCL, trung bình giai đoạn 2016-2022 chỉ tăng khoảng 4%/năm, thấp đáng kể so với các nhóm cảng khác và trung bình cả nước.

Luồng Quan Chánh Bố

Luồng Quan Chánh Bố

Để có thể khơi thông được dòng chảy một cách trơn tru, thông suốt, ông Phạm Quốc Long – Chủ tịch Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ Hàng hải Việt Nam đề xuất nghiên cứu bổ sung thêm quy hoạch hệ thống cảng thủy nội địa, kho cảng cạn.. tại các khu vực kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ để tập kết hàng hóa từ các Khu công nghiệp, tăng cường kết nối hàng hóa đến các cảng biển trong khu vực.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác với hãng tàu nước ngoài mở Depot tại ĐBSCL vì hiện nay vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy, các xe tải cũng như sà lan phải chạy lên TP.HCM lấy vỏ rỗng, về kho đóng hàng rồi lại quay ngược lại trả hàng ở TP.HCM, Cái Mép rất tốn kém.

Thứ trưởng Bộ GTVT ông Nguyễn Xuân Sang cho biết: "Hiện đã có hình thức khoán nạo vét. Ngành giao thông kỳ vọng vào đợt nạo vét duy tu Luồng Quan Chánh Bố lần này có được điều kiện ổn định để có được cơ chế khoán này.

Từ đó Thứ trưởng giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu sớm áp dụng cơ chế khoán nạo vét duy tu ở một số tuyến luồng trọng điểm, trong đó có Quan Chánh Bố.

Trước mắt là nghiên cứu ngay hình thức nạo vét đột xuất, khẩn cấp đối với tuyến Quan Chánh Bố vì có những đoạn bị lắng rất nhanh.

Tiền sẽ có!"

Bên cạnh đó hiện nay, tuyến luồng vận chuyển chủ yếu qua kênh Chợ Gạo, nhưng tuyến luồng nhỏ nên thường xuyên bị tắc nghẽn, khó có thể đáp ứng mật độ khai thác dày đặc và xu hướng vận tải của khu vực ngày càng cao.

Đồng thời Hiệp hội đề xuất xem xét vào các thời gian biển êm (tháng 3 đến 8) cho phép các tàu sông đăng kiểm cấp S1 được phép chạy tắt từ biển vào kênh Quan Chánh Bố để vào sông Hậu và hành trình lên các cảng khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, đảm bảo theo các hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cạnh đó là triển khai đóng mới một loạt tàu SB đặc dụng cho tuyến này với chiều dài lên đến 92 M không cần tàu lai, hoa tiêu.

Đề xuất của Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ Hàng hải Việt Nam về việc cho tàu sông đang kiểm cấp S1 được phép chạt tắt từ biển vào kênh Quan Chánh Bố để vào sông Hậu và hành trình lên cảng khu vực Cần Thơ, Hậu Giang.

Đề xuất của Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ Hàng hải Việt Nam về việc cho tàu sông đang kiểm cấp S1 được phép chạt tắt từ biển vào kênh Quan Chánh Bố để vào sông Hậu và hành trình lên cảng khu vực Cần Thơ, Hậu Giang.

“Theo tính toán của chúng tôi thì thời gian vận chuyển sẽ giảm đi 50% và trọng tải thì tăng thêm 25%, giá thành vận chuyển sẽ giảm được khoảng 50-60% so với tuyến vận tải hiện hữu. Đây là cơ hội cho xuất nhập khẩu đưa hàng trực tiếp ra thế giới với chi phí hợp lý” – ông Long cho biết.

Đối với đề xuất của ông Long, Thứ trưởng Bộ GTVT ông Nguyễn Xuân Sang giao cho Cục Hàng hải phối hợp với Cảng Vụ hàng hải Cần Thơ, Vũng Tàu, Sở GTVT và các doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng tuyến mẫu từ Cần Thơ qua luồng Quan Chánh Bố lên Cái Mép - Thị Vải.

Thiếu phương tiện vận chuyển

Còn ông Trần Đỗ Liêm – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam cho biết hiện nay rất nhiều khách hàng tìm kiếm thuê tàu chở than cho nhà máy điện, cát cho các đường cao tốc, cầu… Thị trường vận chuyển cát tạm nhập tái xuất từ Camphuchia cũng có nhu cầu rất cao và kéo dài bốn mươi lăm năm. Tuy nhiên hiện nay phương tiện trong khu vực hiện đang thiếu nhiều, nhất là sà lan đặc chủng chở cát.

Ông Trần Đỗ Liêm – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam

Ông Trần Đỗ Liêm – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam

Bên cạnh đó, ông Liêm cho rằng hiện nay là các cảng biển nằm sâu trong nội địa trong sông, do đó cần tính đến làm sao sớm điều chỉnh theo nguyên tắc “cảng biển thì ở bờ và ngoài biển, cảng sông thì ở trong sông”.

Theo ông Liêm, vùng ĐBSCL khả năng gió bão ít khi xảy ra, nếu có cũng không lớn, cho nên cảng ở bờ biển vẫn có thể khai thác tàu an toàn liên tục.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm