Bộ GTVT khẳng định không 'đẻ' ra dự án nạo vét sông Cầu

Ngày 17-3, Bộ GTVT đã phát đi thông cáo về việc tạm dừng thi công dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp tận thu sản phẩm trên tuyến sông Cầu (Bắc Ninh).

Khai thác cát hoành hành trên sông cầu. Ảnh: TUYẾN PHAN

Theo Bộ GTVT, báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về kết quả khảo sát hiện trạng dán: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã phối hợp cùng với các cơ quan chức năng của UBND tỉnh Bắc Ninh (Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở GTVT, UBND huyện Quế Võ) và đơn vị tư vấn độc lập đo xác suất 4/11 vị trí đoạn cạn thuộc dự án và có 3/4 vị trí chưa đạt chuẩn tắc theo thiết kế. Vì vậy, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang tạo điều kiện hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư để tiếp tục thi công nạo vét tại những vị trí chưa đảm bảo chuẩn tắc luồng.

Phạm vi của dự án có một số đoạn cạn thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, ngày 27-10-2016, UBND tỉnh Bắc Giang có Văn bản số 3392/UBND-TN chấp thuận cho phép gia hạn thực hiện dự án tại 5 đoạn cạn trên sông Cầu thuộc địa bàn tỉnh đến hết ngày 31-12-2017.

Theo Thông báo số 76 ngày 3-3-2017 về kết luận của bộ trưởng Bộ GTVT tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, liên quan đến dự án trên, tại mục 5 của thông báo, có nội dung: “… theo báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, trên địa bàn tỉnh còn một số đoạn tuyến chưa đạt chuẩn tắc, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của các phương tiện thủy. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kiểm tra đánh giá, lập phương án nạo vét tại những vị trí chưa đạt chuẩn tắc để tiến hành nạo vét”.

Thực hiện Thông báo số 357 ngày 6-11-2015 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Quyết định số 73 ngày 27-11-2013. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Văn bản số 221 ngày 14-2-2017. Hiện nay, Bộ GTVT đang lập hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định ban hành Quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải, khu nước, vùng nước hàng hải và Nghị định quy định về quản lý đường thủy nội địa và cảng bến thủy nội địa; Bộ Tư pháp đã tổ chức họp tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng các nghị định trên.

Thực hiện Thông báo số 357 ngày 6-11-2015 của Văn phòng Chính phủ, trong đó yêu cầu tạm dừng cấp mới các dự án xã hội hóa nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải, Bộ GTVT đã tạm dừng cấp mới dự án xã hội hóa nạo vét duy tu trên các tuyến luồng hàng hải. Từ tháng 11-2015 đến nay, Bộ GTVT chỉ chấp thuận chủ trương thực hiện thêm 1 dự án mới trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên cơ sở có văn bản đồng thuận của địa phương. Hiện nay, Bộ GTVT vẫn tiếp tục tạm dừng cấp mới các dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng hàng hải và luồng đường thủy nội địa quốc gia.

Việc thực hiện dự án xã hội hóa nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia tại các đoạn cạn không đảm bảo chuẩn tắc, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế là cần thiết. Trước khi chấp thuận chủ trương thực hiện, Bộ GTVT đã lấy ý kiến của địa phương; sau khi có ý kiến thống nhất chủ trương của địa phương, thực hiện lập dự án và phải có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện việc đăng ký sản phẩm tận thu với địa phương thì dự án mới được ký hợp đồng thi công và thực hiện theo quy định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án, cần được quản lý, giám sát chặt chẽ của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và sự đồng thuận, phối hợp của địa phương.

Sau khi nhận được thông báo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (ngày 8-3), Bộ GTVT thống nhất theo ý kiến của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về tạm dừng thi công dự án. Đồng thời, yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam khẩn trương phối hợp với Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh và các đơn vị liên quan kiểm tra, báo cáo Bộ GTVT các nội dung liên quan đến dự án theo văn bản của tỉnh Bắc Ninh.

   Kết quả khảo sát có sự khác biệt giữa hai đơn vị

Trước đó, trả lời báoPháp Luật TP.HCM về kết quả khảo sát của tỉnh Bắc Ninh khác với kết quả khảo sát của Cục Đường thủy nội địa, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, khẳng định quản lý nhà nước phải thực hiện trên các văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn pháp luật quy định chứ không thể nói theo kiểu võ đoán. Bên cạnh đó, việc khảo sát phải khách quan chứ không thể mời một đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh được.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm