Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói về việc đấu giá đất 2,4 tỷ đồng/m2 ở Thủ Thiêm

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều ngày 4-11, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định có sự “bất thường” trong việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm khi giá đất được đẩy lên mức 2,4 tỷ đồng/m2, cao hơn nhiều so với khu vực quận 1 có hạ tầng đồng bộ hơn.
Ông Phớc cho rằng đường Nguyễn Huệ, trung tâm của TPHCM với hạ tầng đồng bộ nhưng giá đất chỉ dao động 1-1,5 tỷ đồng/m2. Trong khi đó, Thủ Thiêm là khu vực hạ tầng mới, đang còn xây dựng, hoang vắng thì mức đấu giá lên tới 2,4 tỉ đồng/m2. Điều này cho thấy có sự “bất thường” và cần phải xem “các nhà đầu tư có thực hiện đúng theo cam kết trúng giá hay không, hay bỏ cọc”.

Bộ trưởng Tài chính cho rằng việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm với giá lên tới 2,4 tỷ đồng/m2 là bất thường,... . 

Trước đó, tại phiên thảo luận tổ chiều cùng ngày 4-1 của Quốc hội về gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã thông tin về thị trường chứng khoán, huy động trái phiếu doanh nghiệp trong năm qua.
Ông cho hay, năm 2021 là năm khó khăn chưa có tiền lệ, nhưng thu ngân sách đạt 1,56 triệu tỉ đồng, vượt 16,4% dự toán. Trong đó, thu thuế và phí nội địa (trừ đi tiền sử dụng đất, xổ số) tăng 14,5% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng vượt kỷ lục với 668 tỷ USD, xuất siêu trên 4 tỷ USD. Do đó, thu được thuế xuất nhập khẩu là 378.000 tỷ đồng, vượt 20,5% so với dự toán.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói về việc đấu giá đất 2,4 tỷ đồng/m2 ở Thủ Thiêm ảnh 1
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc.

Bên cạnh đó thị trường chứng khoán và kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp đã có bước tiến vượt bậc. Cụ thể, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 7,7 triệu tỷ, tăng 46,8% so với năm ngoái, đạt 123,5% GDP cũ. Nếu tính theo GDP mới thì đạt 92,5%.
Giá trị giao dịch cổ phiểu tăng đột phá, tăng 2,6 lần so với năm 2020, bình quân một phiên là 26.600 tỷ đồng. Đến tháng 9, giá trị giao dịch đã khoảng 1 tỷ USD/phiên, thậm chí có phiên đạt 2 tỷ USD.
Về trái phiếu doanh nghiệp, tổng mức huy động đã vượt 155.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần trước đây. Tuy nhiên, trong trái phiếu doanh nghiệp có lỗ hổng nhất định. Vì vậy, Bộ Tài chính đang đề xuất Chính phủ sửa lại Nghị định 163. Theo đó, tăng điều kiện phát hành, đối với những doanh nghiệp thua lỗ, nợ xấu, không đủ điều kiện phát hành, tránh làm nhiễu loạn thị trường, chiếm dụng vốn của nhà nhà đầu tư. Đồng thời tăng cường cảnh báo, kiểm tra, phải siết lại để làm lành mạnh hóa thị trường chứng khoán...
"Nhiều trường hợp, vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.... ", ông Phớc nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm