Bộ Tư pháp đề nghị cho Hà Nội được thành lập Sở An toàn thực phẩm

(PLO)- Trong hồ sơ mới nhất về sửa đổi Luật Thủ đô, Bộ Tư pháp mở ra phương án cho phép Hà Nội chủ động quyết định việc thành lập, tổ chức, giải thể Sở An toàn thực phẩm, như TP.HCM.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cùng tài liệu kèm theo, trước khi trình Chính phủ.

Một nội dung đáng chú ý Đáng chú ý là trong dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về dự luật, Bộ Tư pháp đề nghị hai phương án cho HĐND Hà Nội thẩm quyền tổ chức, thành lập và giải thể Sở An toàn thực phẩm.

Thẩm quyền này được đặt trong phần về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Hà Nội, theo hướng được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý trên địa bàn Thủ đô.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cùng đoàn công tác của Sở Y tế kiểm tra công tác ATTP tại Khách sạn Quân đội, tại số 1A Nguyễn Tri Phương vào dịp đầu tháng 6-2023.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cùng đoàn công tác của Sở Y tế kiểm tra công tác ATTP tại Khách sạn Quân đội, tại số 1A Nguyễn Tri Phương vào dịp đầu tháng 6-2023.

Cụ thể, có hai phương án:

Phương án 1: HĐND Hà Nội được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Sở An toàn thực phẩm, Đội Quản lý trật tự xây dựng tại các quận, huyện, thị xã nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý trên địa bàn Thủ đô trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và quản lý trật tự xây dựng của Thành phố.

Phương án này được thiết kế trên cơ sở yêu cầu thực tiễn về về bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô hiện nay.

Phương án 2: Ngoài thẩm quyền như phương án 1, HĐND thành phố Hà Nội có thẩm quyền rộng hơn, được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể "một số cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù" thuộc UBND Hà Nội, quận, huyện, thị xã.

Ngoài ra, cả hai phương án đều trao cho HĐND Hà Nội được quyết định biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, phù hợp với quy mô dân số, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách của Hà Nội.

Sở An toàn thực phẩm là một mô hình mới, vừa được Quốc hội chấp thuận bằng Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Theo đó, Ban Quản lý an toàn thực phẩm - một mô hình riêng có của TP.HCM có thể nhờ đó được nâng lên thành Sở để thực hiện một cách hiệu quả hơn công tác quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Mô hình này sẽ khắc phục hạn chế về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm mà hiện theo pháp luật hiện hành được quản lý bởi 3 cơ quan y tế, nông nghiệp, công thương, vốn gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm