Buổi nói chuyện cuối cùng của GS Trần Văn Khê

Ngày 25-5, tại tư gia 32 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP.HCM, GS Trần Văn Khê đã có buổi nói chuyện với chủ đề Lịch sử cải lương Nam bộ cùng những học trò của ông: Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng, anh Hồ Nhựt Quang… Đây là một buổi nói chuyện nằm trong chuỗi Vinh danh văn hoá Nam bộ tổ chức từ tháng 9-2014 đến nay.

Chuỗi Vinh danh văn hoá Nam bộ có các chủ đề: Ẩm thực Nam bộ qua thơ ca (12-9-2014), Trang phục Nam bộ qua thơ ca (26-10-2014), Lễ giáo Nam bộ xưa qua thơ ca (19-11-2014), Độc đáo nghệ thuật khóc cười trên sân khấu (27-1-2015), Xích lô tham quan Sài Gòn – TP.HCM xưa và nay (30-1-2015), Tết xưa của Nam bộ (23-3-2015) và Lịch sử cải lương Nam bộ (25-5-2015).

Theo dự kiến, kỳ cuối cùng của chuỗi Vinh danh văn hoá Nam bộ có chủ đề So sánh hát bội và cải lương do GS Khê cùng anh Hồ Nhựt Quang sẽ diễn ra vào hôm nay (24-6) nhưng GS Khê đã giã biệt người thân, bạn bè, học trò và khán giả vào đúng ngày này.

Có thể nói, chủ đề cuối cùng nói về cải lương cũng là một trong những công việc đang còn dang dở của GS Khê. Sau khi góp phần vinh danh các di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam như: Nhã nhạc cung đình Huế; Đờn ca tài tử Ca trù; Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; GS Khê mong muốn vinh danh nghệ thuật cải lương ra thế giới.

PLO xin giới thiệu những hình ảnh trong buổi nói chuyện cuối cùng của GS Khê với công chúng tại tư gia vào ngày 25-5 vừa qua.

Buổi nói chuyện cuối cùng của GS Trần Văn Khê ảnh 1
Buổi nói chuyện cuối cùng của GS Trần Văn Khê ảnh 2
Buổi nói chuyện cuối cùng của GS Trần Văn Khê ảnh 3
Buổi nói chuyện cuối cùng của GS Trần Văn Khê ảnh 4
Đề cương văn hóa Việt Nam 1943-2023: 80 năm vẫn còn nguyên giá trị

Đề cương văn hóa Việt Nam 1943-2023: 80 năm vẫn còn nguyên giá trị

(PLO)-  Đến nay dẫu 80 năm đã trôi qua, Đề cương văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc vận động văn hóa mới ở Việt Nam và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với ba phương châm lớn: Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. 
Mở trang sách cũ - Bài 2: Văn thi sĩ bán sách

Mở trang sách cũ - Bài 2: Văn thi sĩ bán sách

(PLO)- Các nhà sách được sáng lập bởi các văn thi sĩ, vừa là nơi để họ kiếm sống vừa là nguồn tài liệu để họ đọc tham khảo. Thậm chí nhà sách còn là cơ sở để họ hoạt động văn nghệ, cách mạng.