Buôn lậu hàng hiệu thật nhưng giả là hàng ‘made in China’

Ba bị cáo đang nghe toà tuyên án

HĐXX nhận định xét bị cáo Đức là đồng phạm giúp sức, làm công ăn lương và phạm tội chưa đạt đối với một số lô hàng nên xem xét chiếu cố một phần hình phạt. Đồng thời trong phi vụ này còn có một số người liên quan có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa bắt được Trần Anh Tuấn (Việt kiều Mỹ, đang bỏ trốn, có vai trò chủ mưu) để làm rõ, trước toà cũng từng trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng không được.

Theo hồ sơ, ngày 27-11-2012, công an kiểm tra bốn xe tải đang vận chuyển hàng từ xe xuống kho hàng Milano đặt dưới tầng hầm khách sạn Sheraton (quận 1) do Đức áp tải. Kiểm tra chứng từ hàng hoá của Công ty TNHH Nam Đế và ghi 1052 món hàng (gồm quần áo, giày, túi xách không nhãn hiệu xuất xứ Trung Quốc) nhưng thực tế có tới 1253 món hàng nhãn hiệu nổi tiếng Gucci và Dolce&Gabbana có xuất xứ từ Ý.

Bị cáo Đức đang căng thẳng khi chờ toà nghị án

Điều tra, công an xác định được hai cửa hàng Milano và Gucci tại khách sạn Sheraton đều do Tuấn làm chủ và điều hành. Trong quá trình kinh doanh kinh doanh, Tuấn thuê hai người khác đứng tên kinh doanh hàng hóa thương hiệu Gucci, Dolce&Gabbana, Roberto Cavalli…được mua từ Châu Âu. Hàng hóa sau khi chuyển từ Châu Âu về Hồng Kông, Tuấn chỉ đạo thuê pháp nhân là công ty của Việt Nam nhập khẩu về nước nhưng ghi hàng hóa xuất xứ Trung Quốc.

Hội đồng định giá tài sản xác định tổng giá trị hàng phạm pháp trong vụ án này là trên 32,7 tỉ đồng. Cơ quan công tố xác định, cả hai cán bộ hải quan đã thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ tạo điều kiện cho các đối tượng trên buôn lậu hàng hiệu, gây thất thu thuế của nhà nước trên 552 triệu đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm