Các ‘công xưởng’ ma túy dời sát biên giới Việt Nam

Ma túy tổng hợp (MTTH) được coi là những chất ma túy nguy hiểm, có xu hướng tăng mạnh. Điều đáng báo động là các loại MTTH mới đang len lỏi ngày một nhiều vào giới trẻ, gây sốt” - Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cụ c CSĐT tội phạm về ma tú y (C47), Bộ Công an, cho biết.

“Công xưởng” nằm sát biên giới

Theo Thượng tá Bùi Đức Thiêm, Phó Trưởng phòng Đấu tranh phòng, chống tội phạm tiền chất và MTTH C47, Bộ Công an, hiện bọn tội phạm đang tăng dần hàm lượng trong các loại MTTH. Những viên hồng phiến, bạch phiến, thuốc lắc trước đây có hàm lượng ma túy 8%-10% thì nay đã tăng lên 70%-80%.

“Bọn tội phạm tìm cách tăng hàm lượng để thỏa mãn người nghiện, nhất là giới trẻ. Hàm lượng tăng ngày càng nhiều hơn, dày hơn, nguy hiểm hơn” - ông Thiêm nói.

Theo ông Thiêm, MTTH dễ sản xuất, vận chuyển, mua bán và sử dụng nên đang dần thay thế heroin, thuốc phiện… vì những loại này phải trải qua quá trình gieo trồng, điều chế lâu dài mới thành phẩm. Trong đó ma túy đá đang mê hoặc lớp trẻ vì hàm lượng lớn, tác động nhanh và mạnh.

Vị lãnh đạo đơn vị phòng, chống tội phạm ma túy thông tin: Trước đây nguồn sản xuất MTTH là từ Tam Giác Vàng, sau đó qua các nước lá ng giềng mới tuồn vào Việt Nam nên giá cao, có lúc khoảng 1 tỉ đồng/kg. Tuy nhiên, năm năm trở lại đây, bọn tội phạm chuyển “công xưởng” về Quảng Đông (Trung Quốc), giáp biên giới Việt Nam. Có nơi cả làng sản xuất MTTH và con đường ngắn nhất là lén chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Ở Quảng Đông, mỗi năm công an bắt  hàng trăm vụ sản xuất ma túy đá nhưng không dẹp hết. “Vì tiền chất, hóa chất… ngày càng rẻ, “công xưởng” sản xuất ma túy ngày càng nhiều nên giá rất rẻ, từ cả tỉ đồng xuống còn trên dưới 200 triệu đồng/kg giao ngay tại Hà Nội” - ông Thiêm thông tin.

Ma túy mới với các tên gọi khác nhau như “bánh lười”, “nước vui”, “tem giấy”… có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ảnh: TL

Mẫu mã liên tục thay đổi

Cũng theo ông Thiêm, công an hai nước đã phối hợp chặt chẽ triệt phá các đường dây tuồn ma túy vào Việt Nam nhưng không dẹp hết. Bọn tội phạm liên tục thay đổi mẫu mã để thu hút giới trẻ và đối phó với cơ quan chức năng.

“Có đến hàng chục loại ma túy mới với các tên gọi, mẫu mã khác nhau như “Bướm xanh”, “Chim hồng”, “LV”… Bọn sản xuất ma túy còn cho ma túy đội lốt thực phẩm như “trà giảm cân”, “bánh lười”, “trà sữa”, “nước vui”, “đông trùng”, “nấm thức thần”… chứa hàm lượng các chất ma túy rất cao. Ước tính khoảng 90% MTTH sử dụng trong nước là từ biên giới Việt-Trung chuyển về” - ông Thiêm khẳng định.

Tác hại của MTTH khôn lường: Người phê MTTH leo cột điện, tòa tháp, gây thảm án với người thân không hiếm vì MTTH tác động mạnh lên hệ thần kinh, gây ảo giác, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, chém giết cả những người thân… Tác hại của nó khủng khiếp hơn, gây nghiện cao hơn nhiều so với các loại ma túy truyền thống. “Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất là nhiều người sử dụng lại cho là MTTH không gây nghiện, là thứ để giải trí, thể hiện đẳng cấp” - ông Thiêm nói.

Ngoài ra, tệ nạn ma túy còn là mầm mống các loại tội phạm nguy hiểm khác, có khoảng 70% tội phạm hình sự có liên quan đến ma túy, riêng đối tượng cướp giật thì 95% là người nghiện.

Lượng MTTH bắt giữ năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2016 là gần một tấn MTTH (tăng 25% so với năm 2015). Đầu

năm 2017 đến nay, cảnh sát bắt giữ hàng ngàn vụ mua bán, vận chuyển MTTH, trong đó có đường dây ở Nam Định mà khi bắt giữ, công an thu đến 45 kg ma túy đá.

______________________________

Ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn, ảo giác và nhanh hơn các chất ma túy tự nhiên và bán tổng hợp. Người sử dụng trong thời gian dài sẽ bị loạn thần, dễ có hành vi gây hại cho chính họ và người khác.

Thiếu tướng NGUYỄN ANH TUẤN, Cục trưởng C47

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm