Các cột mốc lịch sử phát triển ngành điện TP.HCM

(PLO) - Ngành điện vừa kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống (18-12-1954 và 18-12-2014). Nhân đây PLO xin giới thiệu những dấu mốc lịch sử phát triển của ngành điện lực TP.HCM

Ngày 7-8-1976, sau khi đất nước thống nhất, tại TP.HCM đã thành lập Sở Quản lý và Phân phối Điện lực TP.HCM.

 Bác Hồ thăm nhà máy điện Yên Phục ngày 21-12-1954.

Nhưng trước đó ngành điện Việt Nam đã hình thành ở khu vực miền Bắc và ngày 21-12-1954, Bác Hồ đã đi thăm nhà máy điện Yên Phụ và nhà máy đèn Bờ Hồ. Từ đó ngày 21-12 hằng năm được chọn là ngày truyền thống ngành điện lực Việt Nam.

 Sáng tạo máy tạo dòng để thử chì trung, hạ thế.

Tại TP.HCM, ngay sau ngày thống nhất đất nước (30-4-1975), ngành điện đã nhanh chóng tiếp quản, khôi phục năng lực lưới điện đã xuống cấp và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.

Anh hùng Lao động Phạm Hoài (bìa phải) và những công nhân tiêu biểu.

Sau một thời gian hoạt động, đến ngày 9-5-1981, ngành điện ở TP.HCM được đổi tên thành Sở Điện lực TP.HCM và đến ngày 8-7-1995 đổi thành Công ty Điện lực TP.HCM.

Công nhân ngành điện thành phố kéo cáp băng sông đưa điện về huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ).

Trong thời gian này, các phong trào thi đua lao động diễn ra sôi nổi, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị lớn được áp dụng.

Rồi dùng thùng phuy vận chuyển trụ qua sông thi công công trình đưa điện về Duyên Hải.

Qua đó cũng nổi lên nhiều tấm gương sáng, điển hình như công nhân Phạm Hoài đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 1985.

Đến ngày 5-2-2010 công ty này thành lập Công ty mẹ Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

 Sửa chữa không cắt điện (hotline).

Cùng với sự đổi mới, phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành điện thành phố cũng có sự chuyển mình nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ qua việc hoàn thành nhiều dự án. Ngoài ra, ngành điện thành phố đã đề xuất sử dụng nguồn vốn phụ thu để cải tạo và phát triển lưới điện… nhờ đó, TP.HCM trở thành địa phương đi đầu thực hiện điện khí hóa nông thôn, bắt đầu từ việc thí điểm điện khí hóa ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi.

Những hình ảnh mạng nhện chằng chịt trên đường dần được xóa bỏ, thông qua việc ngầm hóa hệ thống lưới điện.

Đến năm 1988, ngành điện thành phố hoàn thành chương trình điện khí hóa nông thôn sớm nhất cả nước. Sau đó, ngành điện có những đầu tư trong việc phát triển khoa học công nghệ để hiện đại hóa hệ thống lưới điện. 

EVNHCMC cũng áp dụng các chương trình đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định, an toàn.

EVNHCMC cũng nhanh chóng tiếp cận các công nghệ, trang thiết bị hiện đại như máy khoan lắp đặt cáp điện ngầm (robot), công nghệ sửa chữa không cắt điện (hotline), công nghệ trạm GIS, cáp ngầm XLPE…

Bên cạnh việc hiện đại hóa, tự động hóa xây dựng hệ thống điện vận hành linh hoạt, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, liên tục và an toàn, ông Lê Văn Phước, Tổng Giám đốc EVNHCMC cam kết không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo phương châm: “Khách hàng chính là sự tồn tại của chúng tôi” (Minh Phong - Ảnh: Tư liệu EVNHCMC).

Các cột mốc lịch sử phát triển ngành điện TP.HCM ảnh 11

Trước những kết quả đạt được của EVNHCMC, ngày 18-12 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Công ty Điện lực TP.HCM. Ảnh: MP

MINH PHONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm