Hiện tại, Bình Dương đang có khoảng 200 lò gạch sử dụng công nghệ Hoffman (xuất xứ từ Đức). Ước tính có khoảng 10.000 lao động sẽ bị mất việc làm và hàng trăm chủ lò gạch sẽ lâm vào cảnh phá sản nếu phải ngừng hoạt động.
Bà Bùi Thị Ngọc Ánh, đại diện các chủ cơ sở sản xuất gạch Hoffman, cho biết sau hai năm (2010-2012) chuyển đổi từ lò nung gạch thủ công sang lò Hoffman, bình quân mỗi cơ sở phải đầu tư 5-7 tỉ đồng/lò. Trong đó, 50% số vốn đầu tư phải vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đến nay chưa kịp thu hồi vốn. Theo bà Ánh, ngay từ khi thực hiện xóa bỏ lò gạch nung thủ công, các chủ lò gạch đã lựa chọn công nghệ Hoffman để đầu tư xây dựng vì mức đầu tư vừa phải, tận dụng được các nguồn nhiên liệu đốt lò, chất lượng cao, giá thành rẻ. Nếu xây dựng lò nung tuynel, mức đầu tư tăng gấp ba lần (khoảng 20 tỉ đồng/lò), vượt quá khả năng tài chính của các cơ sở.
Trước đó, tháng 2-2012, UBND tỉnh Bình Dương có công văn yêu cầu các lò gạch thủ công, lò gạch Hoffman xây dựng không chủ trương, không phép trên địa bàn tỉnh phải chấm dứt hoạt động trước ngày 30-6.
P.ĐIỀN