Cách hạ nhiệt bởi gió Lào cho ngôi nhà ở miền Trung

Tup house được xây dựng trên khu đất nằm trong một bản làng xa xôi miền Tây tỉnh Thanh Hóa.  

Người dân địa phương có truyền thống sống trong những ngôi nhà sàn. Do thay đổi về kinh tế và phương thức xây dựng, người địa phương có xu hướng chuyển sang ở nhà xây, vì vậy đội ngũ KTS đặt vấn đề: Làm sao để lối sống, tập quán sinh hoạt lâu đời của họ không bị thay đổi, dù cho chuyển sang ở nhà xây gắn với mặt đất.

Theo đó, KTS Hà Đức Cương (Cuong.buildingworkshop) đã cố gắng tái lập một kiến trúc có chiếc mái lớn và một không gian sinh hoạt chung rộng rãi dưới mái che đó.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-2

Công trình tọa lạc ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-3

Vùng đất chịu tác động của gió Lào, thời tiết nắng nóng nên việc tối ưu hóa bóng đổ, thông gió là điều rất quan trọng.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-4

Nhà sàn là điểm nổi bật của vùng đất này.

Với diện tích xây dựng rất hạn chế chỉ khoảng 80 m², KTS cố gắng không thay đổi hiện trạng cũng như địa hình cây cối xung quanh. Do hình thái mái dạng tam giác, có đường chéo hướng ra mặt đường và nhờ có đường chéo dài nên phần mái nhìn từ xa có cảm giác rất rộng.

Về khí hậu, khu vực này ở miền núi và chịu tác động của gió Lào nên mùa hè khắc nghiệt với đặc điểm khô nóng.

Đây cũng mối quan tâm của KTS. KTS quy hoạch ngôi nhà sao cho mặt dài nhất là đường chéo quay về hướng Đông Nam để đón gió mát. Ngôi nhà cao dần về hướng Tây sẽ tạo điều kiện sinh ra bóng đổ mát mẻ hơn ở vùng phía Đông nơi có sân và hiên.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-5

KTS thiết kế cho mặt dài nhất của ngôi nhà là đường chéo quay về hướng Đông Nam để đón gió mát luồn vào nhà.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-6

Phần mái cao tạo hiệu ứng bóng đổ nơi có sân và hiên nhà.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-7

Cây xanh xung quanh nhà cũng tạo nên bóng đổ, góp phần làm mát ngôi nhà.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-8

Không gian bên trong được bảo vệ bởi những cánh cửa lớn bằng kính.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-9
ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-10

KTS còn tính toán thông gió ngang và thông gió đứng để lấy gió đủ cho ngôi nhà.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-11

KTS sử dụng khái niệm “Bay window” để thông gió xuyên phòng cho các phòng ngủ, bất cứ phòng ngủ nào cũng có hai cửa sổ để gió lưu thông.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-12

Lối đi vào nhà rợp bóng cây.

KTS Hà Đức Cương cho biết thêm, đối với thông gió đứng KTS áp dụng một kĩ thuật trong kiến trúc gọi là “Thermal chimney” (ống khói nhiệt).

Ống khói nhiệt áp dụng một quy luật vật lý là “stack ventilation”, không khí có xu hướng di chuyển từ vùng áp cao về vùng áp thấp. Chiếc mái vốn dĩ đã khá cao, KTS bổ sung trên đỉnh một ống khói nhiệt để tăng hiệu quả thông gió, trên đỉnh ống khói là lối gió ra.

KTS gắn vật liệu tôn và inox cho ống khói cốt để làm vùng không khí ở đây loãng và nóng hơn so với mặt đất, như thế sẽ tạo ra một vùng áp thấp.

Kết quả là khi không khí mát vào trong nhà trao đổi khí và sau đó được hút về hướng ống khói nhiệt.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-13

Trên mái nhà, KTS gắn vật liệu tôn và inox cho ống khói

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-18

Qua hiệu ứng chênh áp, ngôi nhà vẫn luôn được trao đổi nhiệt kể cả những ngày không có gió. 

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-14
ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-15

Giữa làng quê xa xôi, Tup house nổi bật với các giải pháp thiết kế của KTS.

ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-16
ngoi-nha-khong-can-dieu-hoa-17

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm