Cách nhận biết sớm dấu hiệu nặng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

(PLO)- Nếu không nhận biết sớm dấu hiệu nặng của sốt xuất huyết sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sốc sốt xuất huyết lâu, kéo dài, khó hồi phục.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Gần đây tôi đọc báo thấy nhiều trẻ bị sốc sốt xuất huyết, phải thở máy, lọc máu. Lý do là người nhà không nhận biết được các dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa đến bệnh viện kịp thời. Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em? (Huỳnh Hương Ngọc Ánh, 30 tuổi, TP.HCM).

Trả lời

Hiện có hai bệnh rất dễ nhầm lẫn với nhau là sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM). Các bệnh này đều khởi đầu có sốt.

TCM sốt 2-3 ngày rồi nổi ban. SXH sốt 4-5 ngày rồi mới trở nặng. Những ngày đầu của bệnh sẽ rất khó phân biệt vì trẻ em không có dấu hiệu bệnh rõ ràng.

Khi trẻ sốt từ ngày thứ hai phải đưa trẻ đi khám, các BS có thể sẽ cho xét nghiệm máu. Nếu xét nghiệm phát hiện mắc SXH, phụ huynh cần lưu ý những điều BS dặn dò, cho trẻ tái khám đúng hẹn, ghi nhớ và theo dõi dấu hiệu nặng của SXH.

Một số dấu hiệu báo động trẻ mắc SXH bắt đầu trở nặng như: trẻ nằm hoài không chơi, bỏ ăn, lừ đừ, đau bụng, nôn ói, tiểu ít, tay chân lạnh. Khi phụ huynh thấy trẻ có một trong những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến BV ngay để BS đánh giá và xử trí liền, ngăn chặn nguy cơ bị sốc SXH.

Phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu này sớm để tránh trường hợp trẻ trở nặng mới đưa đi BV, sẽ làm tăng nguy cơ sốc SXH lâu, kéo dài, khó hồi phục.

BS chuyên khoa 2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc (BV Nhi đồng Thành phố)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm