Trong quá trình di chuyển, việc bất ngờ bị hư hỏng bộ phận phanh xe là điều có thể xảy ra, đặc biệt đối với ô tô di chuyển đường dài mà không bảo dưỡng trước. Theo đó, tại Việt Nam tỉ lệ xảy ra tai nạn giao thông do mất phanh có số lượng rất cao.
Theo kinh nghiệm của các giáo viên dạy lái xe, hiện tượng xe bị mất phanh có khả năng diễn ra ở mọi loại xe đời cũ lẫn đời mới, không riêng bất kỳ loại xe nào. Khi xảy ra tình huống trên, các tài xế thường ở trong thế bị động do bất ngờ, dẫn đến mất bình tĩnh và xử lý tình huống không còn chính xác như lúc được học lái xe. Dẫn đến gây ra những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.
Cần bảo dưỡng định kỳ bộ phận phanh để đảm bảo quá trình lái xe được an toàn. (Ảnh minh họa)
Khi các tài xế sử dụng phanh một cách quá nhiều và thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng sinh nhiệt làm cho bình tĩnh và xử lý tình huống làm lộn cupen ở xilanh của phanh, vì thế mỗi lần đạp phanh sẽ làm dầu phanh rò rỉ thất thoát ra ngoài dẫn đến xảy ra hiện tượng mất phanh xe. Đặc biệt, đối với các tài xế di chuyển các cung đường dài, đèo dốc nguy hiểm. Trong khi đó, hệ thống phanh của các xe hiện nay hầu hết đều là những hệ thống được dẫn động bằng dầu và được trợ lực bằng khí chân không.
Vì thế khi gặp trường hợp mất phanh bất ngờ, các tài xế cần phải bình tĩnh nhấc chân khỏi bàn đạp ga và tuyệt đối không được đạp ga. Sau đó tắt hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control nếu kích hoạt nó. Đặc biệt, tài xế không nên tắt máy xe ngay lúc này.
Cùng với đó, tài xế hãy quan sát đánh lái tránh những phương tiện đang lưu thông trên đường. Tiếp tục bấm còi và bật đèn khẩn cấp để những xe đang lưu thông phía trước hiểu ý và nhường đường.
Dù xe số tự động hay là xe số sàn người lái nên lần lượt chuyển xe về các số thấp hơn để động cơ giảm tốc độ chạy. Nếu xe đang chạy trên đoạn đường rộng và ít phương tiện di chuyển cần đánh lái sang trái và sang phải để tạo thêm nhiều ma sát làm giảm tốc độ xe. Lưu ý, tài xế không nên thực hiện thao tác này khi xe đang trôi với vận tốc cao vì rất dễ gây lật xe. Tài xế có thể sử dụng thử phanh khẩn cấp (nếu xe có trang bị hệ thống này). Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện tượng trượt, mất lái.
Trường hợp các bước xử lý trên không có tác dụng, tài xế hãy quan sát trên đường có những khu vực có ma sát cao như bụi rậm ven đường hay là bãi cát giúp giảm thiếu tối đa tai nạn có thể xảy ra.
Đặc biệt, tài xế cần lưu ý để không xảy ra các trường hợp mất phanh bất ngờ, nên bảo dưỡng xe định kỳ và kiểm tra bộ phận phanh. Lưu ý nên thay thế bộ phận phanh nếu các kỹ sư đề nghị vì bộ phận phanh bị hỏng hóc dễ gây ra tai nạn nhất.