Ngôi làng Lamalera nằm trên sườn một núi lửa nhìn ra Ấn Độ Dương với hơn 2,000 cư dân. Đây là một trong những cộng đồng người cuối cùng vẫn duy trì việc săn bắt cá voi theo cách truyền thống – bằng lao móc và dây thừng.
Phương pháp này đã từng được các tàu săn phương Tây sử dụng vào đầu thế kỉ 19 để săn bắt cá voi và lấy mỡ từ chúng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến loài cá này đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
Sự nguy hiểm của việc săn cá voi không phải là cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết như nó được mô tả trong Moby Dick – cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Herman Melville.
Nhà thám hiểm Will Millard – người đã trải qua khoảng thời gian một tháng ở Lamalera – nói : “Mặc dù họ rất có kinh nghiệm trong việc săn bắt, nhưng họ vẫn luôn cảm thấy mối nguy hiểm rình rập. Và cuộc đi săn thực sự rất khủng khiếp đối với những người phương Tây theo quan điểm bảo tồn.”
Tuy nhiên, không giống như những cuộc đi săn công nghiệp, cuộc đi săn cá voi ở Lamalera thực sự là một cuộc chiến công bằng. “Bạn có thể thấy sự cân bằng sức mạnh của cả hai bên cho đến những phút cuối cùng”.
Sau khi phát hiện vị trí của cá voi nhờ lực nước rút điên đảo, chiếc thuyền đầu tiên tiến lại gần để xác định tỉ lệ của con vật. Đứng ở phía mũi thuyền là một “lama fa” – thuyền trưởng. Họ là những người được kính trọng bởi sự khéo léo của đôi tay khi thực hiện phóng lao – yếu tố tiên quyết cho sự thành công của cuộc đi săn.
Những “lama fa” này được sinh ra từ những gia đình có truyền thống lâu đời với nghề săn cá, một số khác trau dồi kinh nghiệm từ khi còn là người theo dõi hoặc người tát nước.
“Bạn sẽ thấy những đứa bé trai sáu, bảy, tám tuổi tập phóng lao trên biển” – Millard cho biết. Chúng đang tập luyện để trở thành những người săn cá trong tương lai.
“Thuyền trưởng là người phải tập trung cao độ nhất và không được phân tâm. Một “lama fa” đã phải hủy chuyến đi săn của mình chỉ vì ông ta cãi nhau với vợ.”
“Nếu bạn có bất cứ rắc rối gì trong gia đình, bạn sẽ không được phép ra biển” – Ông cho biết thêm -“ Đó là niềm tin có từ lâu đời”.
Mặc dù sử dụng phương pháp săn bắt giống phương Tây vào thế kỉ 19, nhưng mối quan hệ giữa người Lamalera với biển lại có nhiều khác biệt.
Một chiếc tàu máy có thẻ nhấc con cá khỏi mặt nước, còn với một chiếc thuyền chèo, họ phải giữ con cá bằng sức lực của mình. Khi thời cơ chín muồi, họ sẽ đột ngột cắt dây và tiến đến đủ gần để tấn công.
Đến đúng thời điểm chín muồi, “lama fa” cầm lao nhảy xuống nước và dùng sức mạnh của mình để đâm lao xuyên qua làn da mỏng của con cá.
Nếu thành công, chiếc thuyền sẽ được gắn với con cá qua sợi dây thừng được cột chặt vào cây lao. Lúc này, con cá voi sẽ cố lặn xuống biển để lẩn trốn, gây nguy hiểm cho cả đoàn. Và “lama fa” phải bò trở lại thuyền.
“Bạn sẽ bị kéo với một tốc độ kinh hoàng và hoàn toàn mất kiểm soát”- Millard nói. Những người săn cá phương Tây gọi đó là “ cú kéo xe trượt tuyết Nantucket”.
Con cá voi chỉ thấm mệt sau nhiều giờ đồng hồ, thậm chí khi chúng bị đâm bởi nhiều lao móc.
“Giống như việc kinh doanh bất động sản trong thời kì ảm đạm, đây là một trò chơi chờ đợi vô cùng nguy hiểm. Họ bị kéo kê trên biển suốt cả đêm và đã có trường hợp người đi săn bị kéo đi khoảng 120km, cuối cùng, họ phải ăn quần áo để sống qua ngày.”
Có những lần khác, cá voi đập vỡ thuyền của họ. Một người Lamalera đã bơi 12 giờ để đến nơi an toàn kể lại.
Khi con cá đã thấm mệt, một người nhảy xuống nước và cắt đứt tủy sống của nó. Con cá sẽ được đưa vào bờ sau đó và những ngư dân được vinh danh vì công lao của họ. Những người dân sẽ đem con cá đi lấy mỡ và xẻ thịt nó. Họ sử dụng tất cả các bộ phận trên cơ thể nó.
Một con cá voi có thể cung cấp đủ thịt cho cả cộng đồng người. Mỗi mùa đi săn thường kéo dài vài tháng và họ có thể săn được nhiều hơn một con trong một mùa – như trong chuyến đi của Millard.
Người Lamalera được quyền săn cá voi bởi họ được Ủy ban cá voi quốc tế công nhận là những thổ dân sinh sống bằng nghề săn cá.
Họ săn bắt chúng cho những cửa hàng thức ăn của họ và trao đổi với các làng khác. Và việc săn cá nhà táng này sẽ không thể làm loài cá voi bị tuyệt chủng.
Nhưng người Lamalera cũng săn cá đuối và những loài cá lớn khác vì mục đích kinh tế, để bán lấy tiền.
Tương lai của người Lamalera vẫn còn mờ mịt bởi những “lama fa” lành nghề đang ngày một già cỗi và việc săn cá sẽ giới hạn nguồn thức ăn của những con cá voi khiến chúng không đi qua vùng biển Lamalera nữa.
Hơn thế nữa, rất nhiều người Lamalera bắt đầu nhận ra rằng nền kinh tế tiền tệ - hàng hóa với dịch vụ và giáo dục tốt hơn rất nhiều so với cuộc sống săn bắt ở Lamalera.
“Đó thực sự là một địa ngục an toàn hơn để họ kiếm sống” – Millard nói.