Căn cước điện tử là gì?

(PLO)- Căn cước điện tử có giá trị sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập (Theo Điều 3 Luật Căn cước).

IMG_0545.jpeg
Tương tự căn cước công dân điện tử, căn cước điện tử cũng thể hiện qua tài khoản định danh điện tử. Ảnh: MINH HOÀNG

Theo Điều 31 Luật Căn cước, mỗi công dân chỉ có 1 căn cước điện tử.

Thông tin trong căn cước điện tử bao gồm một số thông tin đã có trong CSDL quốc gia về dân cư (Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán…) và một số thông tin trong CSDL về căn cước (Thông tin nhân dạng; Nghề nghiệp….).

Ngoài ra, nếu công dân đề nghị thì những thông tin như thẻ BHYT, sổ BHXH, GPLX, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… sẽ được tích hợp vào căn cước điện tử. Tuy nhiên, những thông tin này phải được xác thực thông qua CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành.

Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Giá trị sử dụng của cước điện: Theo Điều 33, Luật Căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Đồng thời, quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm