Bên lề hành lang kỳ họp sáng 12-6, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã dành cho báo chí một cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tác nghiệp của báo chí hiện nay.
. Phóng viên: Thời gian qua rất nhiều nhà báo, phóng viên (PV) bị cản trở, xâm phạm khi đang tác nghiệp, ông nghĩ như thế nào về hành lang pháp lý tốt hơn để bảo vệ nhà báo?
. Ông nghĩ như thế nào về đề xuất coi việc tác nghiệp của nhà báo là những người thi hành công vụ?
+ Tôi tin rằng những ý kiến này trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Báo chí tới đây các đại biểu có thể sẽ được đưa vào.
Hình ảnh hai PV báo Giao Thông tại quán cà phê MT (ngày 9-6) lúc dựng lại hiện trường. Ảnh: HỒNG TRÂM
. Thực tế là thời gian qua, hành lang pháp lý bảo vệ báo chí rất mong manh nên các nhà báo cũng ngần ngại hơn với việc điều tra các tiêu cực trong xã hội vì sợ bị trả thù?
+ Chúng ta đang thực hiện phong trào phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tôi đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc này… Tuy nhiên, như bạn nói, vừa qua có những nhà báo bị hành hung vì phản ánh các thông tin tiêu cực, đây là hành vi đang gây bất bình và các cơ quan chức năng đang tích cực vào cuộc xử lý. Ví dụ, vụ PV báo Giao Thông vừa qua bị hành hung (khi đang phản ánh tình trạng xe ben chở đất đá qua khu cầu Tăng Long, quận 9) đã được khởi tố vụ án.
. Thường thì các cơ quan chức năng không vào cuộc mạnh mẽ khi các PV bị đánh, thậm chí có dấu hiệu bao che, chỉ đến khi báo chí đồng loạt đưa tin thì mới vào cuộc?
+ Cái này thì cũng đúng thôi, khi sự việc xảy ra thì báo chí phải phản ánh thì cơ quan chức năng mới biết được và ngay lập tức các cơ quan chức năng vào cuộc. Cái cần là phải mạnh mẽ hơn nữa trong vấn đề xử lý những hành vi xâm phạm đến nhà báo.
Nên bổ sung tội cản trở nhà báo tác nghiệp “Ngay sau khi xảy ra việc hai PV báo Giao Thông bị hành hung, Ban Biên tập báo Giao Thông đã báo cáo cơ quan chủ quản; có công văn gửi cơ quan chức năng; chuẩn bị thông tin, tư liệu cho các báo và chủ động đưa vụ việc lên mạng xã hội” - Tổng Biên tập báo Giao Thông Nguyễn Bá Kiên cho biết như trên trong tọa đàm “Cơ chế bảo vệ nhà báo tác nghiệp” do Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng MEC tổ chức ngày 12-6. Ông Kiên nói hiện không có cơ quan nào thống kê số vụ nhà báo bị cản trở, hành hung. Kết quả thống kê của báo Giao Thông cho thấy năm 2013 có 40 vụ cản trở nhưng chỉ có 1/5 số vụ có thông tin xử lý. Ông Kiên khẳng định việc báo Giao Thông triển khai những hành động bảo vệ PV cũng chính là bảo vệ các nhà báo nói chung khi tác nghiệp. Các đại biểu tham dự tọa đàm đều cho rằng những vụ cản trở nhà báo tác nghiệp thường không có ai giải quyết, vì không lập được bằng chứng, không nhận được sự giải quyết của các cơ quan chức năng. Nhà báo Mai Phan Lợi, báoPháp Luật TP.HCM, cho rằng: Đối với PV, phải xác định được rủi ro và cần phải có phương án để khắc phục. Khi bị cản trở, hành hung cần phải xác lập được bằng chứng, sự kiện pháp lý có sự chứng kiến của cơ quan nhà nước hoặc các nhân chứng độc lập để làm bằng chứng. Đối với các tòa soạn báo cũng phải xây dựng kế hoạch tổng thể, trong đó có các phương án đối phó với rủi ro khi PV bị hành hung. Điều đặc biệt là về phương diện pháp lý cần phải áp dụng những quy định pháp luật đã có, ví dụ Điều104 BLHS về tội cố ý gây thương tích vì khía cạnh công vụ của nhà báo, tội xâm phạm đến con người là tội có thể xử lý được ngay. Dự thảo Luật Báo chí cần làm rõ vấn đề bảo hộ của Nhà nước về hoạt động báo chí, khắc phục việc có chế tài nhưng không xử lý được những kẻ xâm phạm hoạt động của báo chí. Đồng thời cần đề xuất BLHS có quy định về tội cản trở báo chí tác nghiệp hoặc tội cản trở quyền tự do ngôn luận. CHÂN LUẬN |