Nhiều loại máy ảnh và smartphone tự động ghi nhớ chính xác thời gian và vị trí chụp hình ảnh, dữ liệu này cũng được truyền theo khi đăng tải lên mạng xã hội.
Du khách hoàn toàn không nhận thức được rằng những hình ảnh họ ghi lại về các loài động vật quý hiếm lại là đầu mối cho những tên trộm.
Ở Nam Phi, ước tính có ba con tê giác bị giết chết cắt lấy sừng mỗi ngày, nó có giá khoảng 12.000 bảng Anh mỗi kg.
Sừng tê giác được bán ra chợ đen và phổ biến trong y học Trung Quốc.
Những người được thuê để chăm sóc và nuôi dưỡng các loài vật này cho rằng mấy tên trộm kia đang sục sạo khắp các trang mạng xã hội đễ dẫn đường chúng đến với các loài vật quý hiếm.
Động vật quý hiếm là thành phần rất phổ biến trong y học Trung Quốc.
Hình ảnh du khách chụp lại dẫn những kẻ săn trộm đến chỗ các động vật
Du khách được cảnh báo khi đăng tải hình lên các trang mạng xã hội.
Những kẻ săn kiếm được 12.000 bảng Anh cho mỗi kg sừng tê giác.
Hình ảnh đăng trên những trang như Facebook, Twitter và Instagram có thể phản bội lại những loài động vật này.
Sau khi hình ảnh được đăng lên, chúng tải tất cả thông tin đính kèm trong tệp, bao gồm vị trí địa lý lẫn thời gian.
Nhiều tên bây giờ sử dụng cả trực thăng nên chúng có thể bao phủ cả một vùng rộng trong một thời gian ngắn và nhanh chóng săn được các động vật này.
Đối với tê giác và voi, chúng có thể giết chết với khẩu súng trường nòng lớn để lấy ngà hoặc sừng.
Chúng để lại thịt vì chỉ hứng thú với ngà và sừng có thể bán ra chợ đen.
William Mabasa, Vườn quốc gia Kruger nói với Daily Mirror: “Du khách không nên làm bất cứ điều gì có thể giúp những tên trộm. Họ phải thật cẩn thận khi đăng tải điều gì lên truyền thông xã hội.”
Mark Reading của Vườn Quốc gia Nam Phi : “Điều này cần phải quan tâm. Mấy chiếc trực thăng vô danh có thể tìm thấy các động vật hoang dã rất nhanh, một phần là do mạng xã hội.”