Cảnh báo về 'mối nguy' từ chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc

Theo tờ South China Morning Post ngày 10-3, ông He Yiting - cựu phó chủ tịch điều hành Trường Đảng Trung ương đã cảnh báo Trung Quốc nên chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trong nước trong khi căng thẳng giữa nước này và các cường quốc đang gia tăng.

"(Trung Quốc nên tiếp tục mở rộng mở cửa, xử lý tích cực và thận trọng các mối quan hệ với các nước lớn, và ngăn chặn sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy trong nước" - ông He nói.

Ông He Yiting. Ảnh: YONHAP NEWS

Bình luận của ông được đưa ra sau khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington xấu đi rõ rệt dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump. Một lý do khác nữa là sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc khi Trung Quốc đối đầu với Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác về các vấn đề như Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông.

Vào tháng 1, hàng ngàn người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã sử dụng cuộc tấn công vào Điện Capitol ở Washington để công kích hệ thống chính trị Mỹ. Trong số đó có họa sĩ biếm họa Wuheqilin, tự xưng là Wolf Warrior, người đã xuất bản một tác phẩm mang tên Separation of powers – Thief Mob Murderer (Tách biệt quyền lực - Kẻ sát nhân Mob).

Tháng 5/2020, một quy định được đề xuất nhằm giúp người nước ngoài có thể thường trú tại Trung Quốc dễ dàng hơn một chút đã gây ra sự tranh cãi trên các trang mạng xã hội. Nhiều người Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với động thái này.

Dù nhiều quan chức và học giả Trung Quốc khác đã cảnh báo rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc có thể phản tác dụng cả trong và ngoài nước, nhưng hiếm có người nào tầm cỡ ông He - cựu quan chức cấp cao của Trường Đảng Trung ương, cơ quan đào tạo cán bộ của đảng Cộng sản Trung Quốc, lại đưa ra cảnh báo như vậy.

Cảnh báo của ông được đưa ra khi nhận thức về Trung Quốc đang xấu đi trên bình diện quốc tế. Một cuộc khảo sát mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 9/10 người Mỹ hiện coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hay kẻ thù, hơn là đối tác. Đồng thời, đa số những người này ủng hộ việc  gây áp lực lên Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền và kinh tế.

Khoảng 67% số người được hỏi cho biết cảm thấy "lạnh nhạt" với Trung Quốc trong năm nay, tăng so với 46% vào năm 2018.

Tiến sĩ Zhu Lijia, một giáo sư của Học viện Quản trị Trung Quốc, cho biết chủ nghĩa dân tộc trong nước đang gia tăng khi Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức từ các quốc gia khác.

Tiến sĩ Zhu nói: "Những tiếng nói cấp tiến và tình cảm trên mạng liên quan xung đột giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài - tất cả đều là biểu hiện của chủ nghĩa dân túy".

"Những nhận xét phẫn nộ như vậy đổ thêm dầu vào lửa và gây bất lợi cho Trung Quốc… Chính phủ nên thận trọng đối phó với chủ nghĩa dân tộc và cố gắng không để nó đưa mối quan hệ của Trung Quốc và các nước khác vào tình trạng thù địch' - bà Zhu cho biết.

Ông Xiao Gongqin, một giáo sư lịch sử tại Đại học Sư phạm Thượng Hải, đã viết vào tháng 11 rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đã khiến người dân Mỹ coi Trung Quốc là kẻ hiếu chiến.

Ông Xiao viết rằng những suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng đến nhận định của các chuyên gia Mỹ về các vấn đề Trung Quốc, và củng cố những quan niệm của họ  về Bắc Kinh, và ảnh hưởng hơn nữa đến giới tinh hoa và thường dân Mỹ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm