Bệnh viêm não Nhật Bản B (VNNB, Japanese encephalitis-JE) là một bệnh truyền nhiễm gây tổn thương thần kinh trung ương do vi-rút (Japanese encephalitis virus-JEV). Bệnh lây truyền khi người bị muỗi (Culex Tritaeniorhynchus, Culex Gelidus) mang JEV đốt. Vật chủ trung gian tuyền bệnh là gia súc, gia cầm và chim. Bệnh không truyền từ người sang người. Bệnh nguy hiểm do chưa có phương cách chữa trị. Nhưng rất may đã có vắcxin (JV) phòng bệnh đặc hiệu từ 1980s.
Cơ chế lây truyền của bệnh VNNB (JE)
Lứa tuổi bị bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi. Tập trung ở độ tuổi 1-9 tuổi (chiếm hơn 55%). Tỷ lệ tử vong từ 20% đến 30%. Mỗi năm có khoảng 50.000 ca mắc và 10.000 trẻ chết (WHO Reports).Bệnh lưu hành ở Châu Á. Vùng dịch tễ nặng nhất là Nam Á và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, bệnh JE thường xuất hiện ở các vùng nông thôn, miền núi, nơi có ruộng đồng, vùng chăn nuôi và nhiều cây ăn trái. Muỗi mang mầm bệnh có thể theo bè gỗ, nứa về thị thành. Bệnh lưu hành toàn quốc. Miền Nam có nguy cơ cao hơn miền Bắc.
Để phòng bệnh này, ngoài việc tránh cho các cháu bị muỗi đốt, cần chủ động tiêm vắcxin. Tiêm vắcxin là phương pháp phòng bệnh đặc hiệu và duy nhất hiện nay. Giá cả lại không cao, vắcxin không thiếu vì Việt Nam đã sản xuất được.
1 Tại sao cần tiêm chủng?
Khi bị bệnh virus gây tổn thương não bộ thần kinh. Tỷ lệ tử vong và biến chứng liệt tứ chi, thiểu năng trí tuệ sau khi chữa rất cao. Cứ khoảng 4 người bị viêm não thì có 1 người tử vong. Một nửa số người mắc bệnh bị di chứng khuyết tật trọn đời do tổn thương não bộ thần kinh. Phụ nữ có thai mắc bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trong các vụ dịch trẻ dưới 1 tuổi cũng bị mắc nếu mẹ không được tiêm từ nhỏ.
Phần lớn trẻ mắc bệnh VNNB không có triệu chứng báo trước. Một số trẻ có thể có triệu chứng ban đầu giống cảm cúm thông thường, như sốt, đau đầu. Sau đó xuất hiện sốt cao đột ngột và đi vào lơ mơ rất nhanh, trong vòng 1, 2 ngày. Khi đã lơ mơ hoặc có dấu hiệu nôn vọt, co giật là tình trạng bệnh đã nghiêm trọng vì nhiễm trùng não – màng não gây ra phù não.Triệu chứng điển hình khiđã phát bệnh là sốt, cứng cổ, nôn, co giật, hôn mê và liệt tứ chi.
Bệnh JE chưa có phương pháp chữa trị. Tiêm vắc-xin ngừa JE là phương pháp ngòng ngừa đặc hiệu hiệu quả và duy nhất.
2 Vắc-xin ngừa bệnh VNNB và liệu trình tiêm?
Thế giới đã có 5 dạng vắcxin JV. Ở Việt Nam là loại vắcxin bất hoạt tinh chế từ não chuột ổ 4 ngày tuổi. Chỉ định cho trẻ từ 1 tuổi đến 16 tuổi. Tiêm theo liệu trình 3 mũi cơ bản trong vòng 1 năm. Liều thứ hai cách liều thứ nhất 2 tuần. Khoảng cách tối thiểu giữa hai liều này cho phép 7 ngày. Sau một năm nhắc lại liều thứ 3.
Liều lượng, từ 1 đến 3 tuổi, liều tiêm 0,5ml. Trên 3 tuổi, tiêm liều 1,0ml. Để phòng bệnh hiệu quả, cần phải tiêm vắcxin JE trước mùa bệnh (mùa hè) ít nhất nửa tháng.
Phác đồ hiện tại ở châu Á, khuyến cáo “để duy trì hiệu giá kháng thể bảo vệ, sau 3 đến 4 năm hoặc khi có nguy cơ dịch xảy ra, tiêm nhắc lại một liều” cho đến 16 tuổi. Trẻ được tiêm VNNB từ nhỏ, đến tuổi thanh niên (từ 17 tuổi) không cần phải tiêm nữa.
Các nước không phải vùng lưu hành bệnh JE, như Âu, Mỹ. Loại vắcxin bất hoạt từnuôi cấy tế bào và tái tổ hợp, tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi (2013). Tiêm 3 mũi trong vòng 1 năm. 7 đến 9 tuổi nhắc lại 1 liều. Từ 17 tuổi, nếu du lịch vùng có bệnh lưu hành (Châu Á), tiêm nhắc 1 liều trước khi khởi hành 2 tuần (2009).
3. Tiêm vắcxin JV ở đâu?
Hệ thống tiêm chủng mở rộng (EPI) bắt đầu tiêm JV cho 11 huyện từ 1997. Đến nay đã bao phủ 267 huyện trên 50 tỉnh thành. Vắcxin JV chỉ tiêm miễn phí cho trẻ em dưới 2 tuổi. Nhiều trẻ mới tiêm được 2 trong 3 mũi cơ bản, thì qua 3 tuổi, các trạm y tế xã phường không tiêm miễn phí nữa. Vì thế gây ngộ nhận cho nhiều phụ huynh là đã tiêm xong. Cần tiêm đủ 3 liều cơ bản mới bảo vệ chắc chắn. Thậm chí cần nhắc lại sau 3, 4 năm hoặc khi có dịch xảy ra, nếu trẻ dưới 16 tuổi.
Ngoài ra, hệ thống tiêm chủng dịch vụ còn có vắcxin cùng loại JVcủaHàn Quốc. Giá cao hơn sản phẩm Việt Nam vài chục ngàn. Giá tiêm vắcxin của Việt Nam trên dưới 50 ngàn một liều. Ưu điểm tiêm dịch vụ là bất cứ ngày nào cũng tiêm được.
4. Những ai không nên tiêm loại vắc-xin Viêm não Nhật bản
Bất cứ trẻ nào có phản ứng dị ứng nặng (đe dọa tính mạng) với liều thứ nhất vắc-xin JV đều không nên tiêm liều tiếp theo.Với những trẻ này cần chú ý phòng bệnh chung, tránh xa vùng dịch và tránh muỗi đốt.
Khi đưa trẻ đi tiêm, nên báo cho bác sỹ tình trạng tiền sử sức khỏe của trẻ, như sốt có co giật, dị ứng phản ứng với bất kỳ thuốc nào. Trẻ có sốt co giật trong vòng 1 đến 4 tuần không nên tiêm.
Trong vụ dịch, nếu tiêm cho người lớn, phụ nữ có thai không nên tiêm Viêm não Nhật Bản.
Bài học từcác vụ dịch Viêm não Nhật Bản gây tử vong cao ở Ấn Độ Ấn Độ có 26 bang và7 khu tự trị. Dân số ước tính đến 7/2014 là hơn 1,2 tỷ người. Trẻ em dưới 15 tuổi là 352,065 triệu. Ngoài Dengue và Sốt rét, Bệnh Viêm não Nhật Bản(JE) là vấn đề nghiêm trọng nhất của y tế công cộng ở Ấn Độ. Với khí hậu nắng nóng, bệnh dịch JE thường xảy ra mùa hè hằng năm, cao điểm từ tháng 6 đến tháng 8. Chủ yếu ở 16 bang miền Nam. Dịch JE gây tử vong trẻ em cao nhất trong vòng 4 thập niên gần đây ở nước này. Ấn Độ là nước có công nghệ sản xuất vắcxin ngang tầm khu vực, đã sản xuất được JV. Dù đã phổ cập tiêm chủng, dịch JE vẫn xảy ra. Báo cáo đầu tiên về JE là 1955. Giai đoạn 1978-2005, hàng trăm ngàn ca mắc và một vạn (10.000) trẻ chết từ các vụ dịch JE. Đặc biệt 2005, từ 29/7-30/11, chỉ riêng 7 quận khu vực Gorakhpur (bang Uttar Pradesh) đã có 1344 trẻ chết trong số 5.737ca nhiễm JEV. Trong 5 năm 2006-2010, Ấn Độ đã tiêm vắcxin JEV cho 7,5 triệu trẻ em. Rất nhỏ so với lứa tuổi trẻ em cần tiêm chủng (1-14). Cũng chỉ tiêm 1 đến 2 liều, chưa đủ 3 mũi cơ bản. Vì thế, giai đoạn 2007-2012, các vụ dịch vẫn xảy ra ở 17/26 ban và có 5.371 trẻ tử vong trên 33.162 ca mắc (16,2%). Tỷ lệ tử vong cao nhất là năm2007, 24,2%. Gần 50% trẻ bị di chứng thần kinh sau khi sống sót qua vụ dịch. Những năm tiếp theo, 2013 và 2014, vẫn có các vụ dịch xảy ra với 1273 ca tử vong (2013) và 1.806 ca chết (2014). Nepal, Paskistan 2 nước láng giềng của Ấn Độ cũng là quốc gia lưu hành JE nặng. Vì thế, du khách đến 2 quốc gia này nên được tiêm phòng JEV trước 2 tuần. |