Cắt nguồn tài chính nuôi tin giả để bài trừ hành vi tạo tin giả

(PLO)- Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, cắt nguồn tài chính nuôi tin giả là cách bài trừ dần dần những hành vi sáng tác tin giả. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Tạo dựng bộ quy tắc ứng xử, qua đó bài trừ dần dần những hành vi sáng tác tin giả bằng cách cắt nguồn tài chính nuôi tin giả”- Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm nói ngày 27-12 tại sự kiện ra mắt, giới thiệu Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng.

Thứ trưởng Nguyễn Nguyễn Thanh Lâm đề nghị không đưa quảng cáo vào những trang, kênh tác giả hoặc tài khoản trên mạng xã hội chuyên sản xuất và phát tán tin giả, đây là cách để cắt nguồn tài chính nuôi tin giả.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại sự kiện. Ảnh: MINH SƠN

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại sự kiện. Ảnh: MINH SƠN

Đề cập đến Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết: "Cẩm nang là công cụ hết sức quan trọng, bởi nó trao cho cộng đồng, trao cho người sử dụng mạng Internet, tham gia vào không gian số hàng ngày công cụ để cùng nhận biết, ứng xử phù hợp và góp phần chung tay loại trừ tin giả, tin sai sự thật."

Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng được xây dựng căn cứ các quy định của pháp luật, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ TT&TT, các quy trình xử lý thông tin của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC).

Cẩm nang dựa trên các vấn đề thực tế mà người sử dụng thường gặp khi tương tác trên môi trường mạng và tham khảo các tài liệu nghiên cứu, kinh nghiệm thực tế của một số nước và các nguyên tắc cộng đồng của các nền tảng xuyên biên giới lớn.

Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết cẩm nang được xây dựng dễ hiểu, đơn giản nhất, nhiều hình ảnh nhất cho những người dân có thể nắm được những quy định về pháp luật, và những điều cần biết để phòng tránh tin giả.

Theo ông Lê Quang Tự Do, cẩm nang được trình bày thành hai phần bao gồm một phần tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng, là những kỹ năng cơ bản để người sử dụng có thể nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả khi gặp một tin giả, tin sai sự thật.

Cẩm nang cung cấp những kỹ năng cơ bản để người sử dụng có thể nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả khi gặp một tin giả, tin sai sự thật. Ảnh: MINH SƠN

Cẩm nang cung cấp những kỹ năng cơ bản để người sử dụng có thể nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả khi gặp một tin giả, tin sai sự thật. Ảnh: MINH SƠN

Phần tiếp theo đi vào những kiến thức cụ thể: Khái niệm tin giả trên không gian mạng; hướng dẫn nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; tác động của tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; trách nhiệm của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ khi hoạt động trên không gian mạng; quy trình rà quét, phát hiện và xử lý tin giả trên không gian mạng; các quy định xử phạt; những câu hỏi thường gặp.

Qua quá trình quản lý thì thấy trên nền tảng Facebook thì tin giả, tin sai sự thật về chính trị là nhiều nhất, sau đó đến nền tảng Youtube. Còn nền tảng Tiktok chủ yếu là tin giả, tin sai sự thật liên quan đến đời sống'- Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT)

Bộ tài liệu Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng được phát hành theo hình thức sách in, sách điện tử (do Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản) đồng thời được phổ biến trên các mạng xã hội lớn thông qua hình thức các video clip ngắn, dễ hiểu.

Cẩm nang cũng sẽ liên tục được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với sự thay đổi trong chính sách quản lý cũng như để ứng phó với những tình huống mới trên không gian mạng.

Người dùng có thể truy cập đường dẫn www.abei.gov.vn để tải Cẩm nang hoặc tải trực tiếp Tại đây.

Video hướng dẫn bạn đọc nhận biết, xử lý tin giả. Nguồn: Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm