Theo các nhà khoa học, cây tung này có đến ngàn năm tuổi. Du khách đến vườn quốc gia (VQG) Nam Cát Tiên hầu như đều ghé thăm cây Tung cổ thụ với bộ rễ cực ấn tượng này.
Cây Tung cổ thụ cao vút trời xanh, bộ rễ to bản vươn dài, trồi lên hẳn mặt đất. Thậm chí ước tính có rễ bề ngang gần 1m, bề dài hơn 5m. Trẻ con muốn đứng lên chụp ảnh phải có người đỡ để không té ngã. Những rễ nhỏ khác của cây Tung cũng to ngang ngửa với những cây bình thường khác xung quanh. Có thể nói cây Tung này đặc biệt chỉ kém cây Tung kỳ quái ở ngôi đền Ta Prohm ở Angkor-Campuchia.
Đó là một trong những lý do khiến cây Tung này được mệnh danh là Thằn lằn sấm ở Rừng Nam Cát Tiên.
Bảng hướng dẫn lối vào. Ảnh: NGUYỄN TRÀ.
Thế nhưng không khó để nhận ra, xung quanh cây Tung là những nét vẽ nham nhở ghi tên như: Linh, Sơn Y Mơ, Kiên, Phi + Đường… và những dòng chữ không rõ ý nghĩa. Theo người dân ở đây cho biết đó là những nét vẽ của khách du lịch để lại nhằm đánh dấu rằng họ đã tới nơi đây.
Có những nét vẽ đã nhạt, mờ dần theo năm tháng nhưng cũng có những nét vẽ cứa sâu vào thân cây, rêu bụi bám thành một lớp dày hằn trên nền chữ. Thời gian, nắng mưa chẳng thể nào xóa nhòa được.
Đọc những dòng chữ nguệch ngoạc trắng khắc trên thân cây, chị Thùy Linh- du khách đến từ TP.HCM tỏ ra bất bình: “Tôi không hiểu sao nhiều người lại thiếu ý thức như vậy. Thân cây cũng như người, khắc vào ai chẳng đau. Không biết họ đã dùng cái gì mà khắc sâu đến vậy. Lưu lại tên bằng cách này thật xấu hổ”.
Cây Tung chỉ là một ví dụ về tình trạng vẽ bẩn, viết bậy hiện nay. Trước đó, báo chí đã từng phản ánh rất nhiều về thực trạng này.
Cột mốc Fansipan, cột cờ Lũng Cú, nhà thờ Đức Bà, ...trở thành nạn nhân của những người trẻ “thích là vẽ, là viết”. Thậm chí những di tích, niềm tự hào của cả dân tộc Việt như: Quần thể di tích cố đô Huế, đền thờ Nguyễn Trãi… cũng chịu chung số phận.
Khẩu pháo đặt ngoài khuôn viên bảo tàng Đồng Nai với những dòng chữ và ký hiệu nhảm nhí được viết và vẽ lên, Đền thờ Nguyễn Trãi bị biến thành “hòn đá tình yêu”, nơi thề nguyền của các cặp đôi trẻ…từng được phản ánh rất nhiều. Hành động thiếu ý thức này đã và đang làm xấu những di tích hàng trăm năm tuổi.
Việc vẽ viết bậy không chỉ gây mất thẩm mỹ gây phản cảm mà còn tạo thành thói quen xấu xấu xí cho những người trẻ Việt.
Thế kỉ XXI rồi, không thay đổi thì đến bao giờ mới thay đổi?
Hình ảnh khắc chữ trên Cây Tung và địa danh khác:
Thân cây bị khắc vẽ nham nhở. Ảnh: NGUYỄN TRÀ.
Những nét vẽ còn rất mới. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Khắc sâu vào thân cây. Ảnh: NGUYỄN TRÀ.
Có những nét vẽ mờ dần theo thời gian. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Nhưng có những nét vẽ chẳng bao giờ xóa nhòa được. Ảnh: NGUYỄN TRÀ.
Dòng chữ sai chính tả khắc trên Tháp Bút. Ảnh: Internet.
Tại di tích tháp Hòa Phong ven bờ hồ Hoàn Kiếm