Chấn chỉnh làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

(PLO)- Đề án nhằm tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ban Nội chính Trung ương vừa ban hành Kế hoạch Xây dựng Đề án Giải pháp chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Công chức Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Thuận tiếp công dân. Ảnh PN.

Công chức Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Thuận tiếp công dân. Ảnh PN.

Theo đó, thực hiện kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Quyết định của Ban Nội chính Trung ương về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án nói trên (Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án).

Đề án này nhằm mục đích đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý thời gian qua, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong, sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cụ thể, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên; các nhiệm vụ, giải pháp phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế; bám sát các kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo tại các phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo đúng Kế hoạch; phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng Đề án; phải xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Đánh giá đúng thực trạng, nhận diện được những biểu hiện, hành vi né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong thời gian qua. Chỉ rõ hậu quả, tác hại và nguyên nhân; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục.

Xây dựng và ban hành Kế hoạch, Đề cương nghiên cứu; phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập để triển khai xây dựng Đề án theo đúng mục đích, yêu cầu và tiến độ đã đề ra.

Đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy xây dựng một số báo cáo chuyên đề phục vụ xây dựng Đề án.

Cụ thể, Ban Tổ chức Trung ương: Thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp của Đảng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương và các ban cán sự đảng: TAND tối cao, VKSND tối cao; Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán Nhà nước: Thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đầy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng ngành.

Ban cán sự đảng Chính phủ: Thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và các địa phương.

Ban Nội chính Trung ương làm việc tại Bình Thuận. Ảnh NT.

Ban Nội chính Trung ương làm việc tại Bình Thuận. Ảnh NT.

Ban cán sự đảng: Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ Y tế, Bộ GTVT; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và một số Tập đoàn kinh tế nhà nước: Thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương: Thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, phụ trách.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp: Thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm chấn chính, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị, địa phương qua công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp.

Thời gian lấy số liệu báo cáo tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến ngày 30-6-2023 và hoàn thành các Chuyên đề, gửi về Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án (qua Ban Nội chính Trung ương) trước ngày 30-9-2023.

Được biết báo cáo chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của Đề án nhằm tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để chấn chỉnh, khắc phục. Do vậy, Ban Nội chính Trung ương đề nghị cơ quan chủ trì xây dựng Báo cáo cần bảo đảm tính khách quan, trung thực về số liệu, đánh giá, có nêu ví dụ cụ thể đề minh họa cho các nhận định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm