'Chỉ uống bia của tỉnh' là cạnh tranh thiếu lành mạnh

Đây là đoàn đại biểu đầu tiên trong cả nước có yêu cầu Cục báo cáo cụ thể về cạnh tranh. Sắp tới, trong kỳ họp Quốc hội, Luật Cạnh tranh sẽ được trình sửa đổi, bổ sung.

Doanh nghiệp nước mắm truyền thống bị ảnh hưởng bởi các chiêu cạnh tranh có dấu hiệu không lành mạnh nhưng không xử phạt được. Ảnh minh họa: QUỲNH NHƯ

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho biết thời gian qua, các vụ việc liên quan đến gièm pha, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra khá nhiều. Có một vụ việc nổi tiếng về cạnh tranh không lành mạnh gần đây là vụ doanh nghiệp thực hiện khuyến mãi theo hình thức mời gọi khách hàng mang sản phẩm đang dùng đến đây, sản phẩm của doanh nghiệp bất kỳ sản xuất, đều được chấp nhận để được đổi cho sản phẩm mới.

Cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp quảng cáo so sánh hai sản phẩm hoặc doanh nghiệp quảng cáo gây nhầm lẫn, kiểu như quảng cáo xà bông “diệt 99% vi khuẩn”...

Ngoài ra, cũng có những “mệnh lệnh hành chính” ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh. Đã từng xảy ra các vụ việc như chỉ đạo học sinh chỉ được mua bảo hiểm của năm hãng trong danh sách, nhân viên chỉ được uống bia sản xuất trong tỉnh, các cơ quan chỉ được chi trả lương qua một ngân hàng T...

Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho biết thời gian gần đây, những hành vi cạnh tranh xuyên biên giới diễn ra phổ biến. Ví dụ, các hãng tàu nước ngoài thỏa thuận với nhau ở nước ngoài nhưng áp giá thỏa thuận đó cho cả Việt Nam.

"Vậy ta có nên mở rộng ra xử hành vi cạnh tranh ở nước ngoài hay không? Mở ra thì liệu có xử được không? Chúng tôi đã có thảo luận, thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể có cơ chế triển khai, phối hợp với các hãng luật, cơ quan nước ngoài để xử" - ông Tuấn cho biết.

Theo báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh, trong 10 năm qua đã có 82 vụ việc hạn chế cạnh tranh được điều tra tiền tố tụng nhưng chỉ có năm quyết định xử lý; hơn 300 khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh nhưng chỉ xử phạt được 150 vụ...

Ông Hà Ngọc Sơn, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu (Sở Công Thương TP.HCM), cho rằng có doanh nghiệp phản ánh khi đưa hàng vào siêu thị, chuỗi cung ứng thì phải chi trả hoa hồng rất cao hoặc làm theo yêu cầu của siêu thị. Cụ thể hơn là phải làm nhãn hàng riêng cho siêu thị. Nhãn hàng riêng đều sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam. Các siêu thị “ép” doanh nghiệp như vậy thì có phải là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay không? Muốn xác định hành vi này thì phải xác định thị phần của siêu thị. Vì vậy rất cần cơ quan thuế nắm bắt doanh thu của các siêu thị để tính ra thị phần.

Về khuyến mãi, Điều 46 Luật Cạnh tranh có quy định về khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế tại TP.HCM chủ yếu xảy ra khuyến mãi không trung thực khi doanh nghiệp nâng mức giá bán lên rất cao, rồi bảo là giảm giá 50% cho người tiêu dùng nhưng thực tế người mua cũng phải trả “y giá cũ”.

Ông Sơn cho biết khi Sở có yêu cầu doanh nghiệp thông báo giá trước khi khuyến mãi và giá áp dụng trong khuyến mãi thì doanh nghiệp có báo cáo giá nhưng thực sự chúng tôi không thể biết giá thị trường trước khuyến mãi có đúng như doanh nghiệp báo cáo hay không.

Một vấn đề quan trọng là hiện nay người tiêu dùng có thể dùng các công cụ kiểm tra giá trên Internet, ví dụ dùng websosanh, để phát hiện giá thật, giá “ảo”, các nơi bán với giá khác nhau thế nào. Nếu phát hiện doanh nghiệp bán giá quá cao, người dùng có thể đưa thông tin lên mạng xã hội để cảnh báo, lan truyền. Do đó doanh nghiệp cũng không dám nâng giá để khuyến mãi ảo.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) cho rằng việc xử lý trong 10 năm qua là quá ít so với nhu cầu cuộc sống.

Không cho khách sạn nhận... du khách

Mới đây, cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) điều tra chính thức vụ việc hạn chế cạnh tranh của Công ty Ánh Dương (quận 3, TP.HCM). Công ty này là đối tác của Tập đoàn Pegas Touristik (Anh) đã ký hợp đồng độc quyền sử dụng phòng với các khách sạn ở Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang và đảo Phú Quốc, phục vụ du khách Nga đến Việt Nam. Công ty này chiếm gần 52% thị phần khách Nga, Ukraine và các nước khác trong khối CIS vào Việt Nam ở tất cả điểm du lịch trên toàn quốc.

Công ty này ký hợp đồng với 43 khách sạn tại Khánh Hòa, trong đó các khách sạn không được nhận khách Nga từ các công ty du lịch khác đưa đến dù có phòng trống. Điều này dẫn đến việc các công ty du lịch, trong đó có Công ty AB Tours, đưa khách đến Khánh Hòa thì bị từ chối phòng.

Trong quá trình Cục xử lý, Công ty Ánh Dương đã tự nguyện chấm dứt hành vi và loại bỏ các điều khoản vi phạm trong các hợp đồng bị khiếu nại. Công ty AB Tours cũng tự nguyện rút đơn khiếu nại.


Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.