Chiến lược đấu tranh tâm lý mới của Trung Quốc trên Biển Đông

Đây là nhận định của tạp chí National Interest của Mỹ về chiến lược mới của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đấu tranh tâm lý thay vì cưỡng ép bằng vũ lực

Trong khi Mỹ còn đang bận rộn với vấn đề hòa bình tại Trung Đông. Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chiến lược của mình về tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.

Chiến lược đấu tranh tâm lý mới của Trung Quốc trên Biển Đông ảnh 1Tàu Hải quân Mỹ hiện diện tại khu vực Biển Đông (Ảnh National Interest)

Dường như, Trung Quốc đã tìm ra một kế sách mới để củng cố những tuyên bố nói trên của mình. Kế mới của Trung Quốc khá đơn giản, tại sao lại cứ phải sử dụng sức mạnh quân sự để cưỡng ép và chiếm đoạt các vùng đất mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền của các nước khác khi mà chỉ cần sử dụng giàn khoan dầu khí và bản đồ là đã có thể đạt được điều này.

Trong khi việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (và có thể còn có nhiều giàn khoan khác nữa) đã trở thành tâm điểm của báo chi thế giới trong tháng qua, những toan tính sắp tới của Trung Quốc còn khiến cho các nước châu Á lại càng thêm lo ngại.

Ngày 24/6 vừa qua, Trung Quốc đã chính thức công bố bản đồ dọc của mình với lãnh thổ của Trung Quốc bao trọn toàn bộ vùng Biển Đông và có diện tích trên biển cân bằng với diện tích đất liền của Trung Quốc.

Trong khi các bản đồ của Trung Quốc đã từng được sử dụng để củng cố tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc. Việc Trung Quốc tiếp tục ấn hành bản đồ dọc mới này càng cho thấy dã tâm của nước này.

Đối với Trung Quốc, dã tâm này hoàn toàn phù hợp với những gì nước này toan tính trước đây vừa nhằm thay đổi dần dần hiện trạng thực tế trên đất liền và trên biển ở Biển Đông vừa nhằm thay đổi nhận thức của người dân Trung Quốc và thế giới về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng việc hành động như thể Trung Quốc có chủ quyền thực sự với những gì mà nước này tuyên bố sẽ khiến thế giới thay đổi nhận thức về chủ quyền của nước này.

Việc đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác cũng như đưa các tàu của Trung Quốc hiện diện thường xuyên, liên tục tại các khu vực trên biển còn đang tranh chấp và đưa ra các quy định liên quan đến việc đánh bắt cá tại đây cũng như việc xuất bản bản đồ dọc này của Trung Quốc cho thấy chiến lược của Trung Quốc rất đơn giản là: “Đừng chỉ nói gì thì làm vậy”.

Đối với Trung Quốc, việc cứ ngang nhiên đi xâm chiếm lãnh thổ của các nước khác có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Chính vì thế, Trung Quốc đang nhắm tới việc áp đặt tuyên bố chủ quyền của mình ở những mặt trận ít có nguy cơ xảy ra xung đột hơn như những gì Trung Quốc đã và đang tiến hành trong vài tháng qua.

Mỹ và các nước trong khu vực phải làm gì?

Đối với các nước Đông Nam Á- những nước bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đường 10 đoạn mới của Trung Quốc, thách thức đối với những nước này là tương đối rõ ràng.

Các nước Đông Nam Á cần phải lên tiếng phản đối bằng mọi cách có thể mà cụ thể nhất là việc Philippines khởi kiện Trung Quốc.

Manila đã đệ trình vụ việc của mình lên Tòa án Trọng tài Quốc tế Thường trực- một toan tính nhằm sử dụng luật pháp quốc tế để làm bẽ mặt Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải có những nhượng bộ nhất định.

Một gợi ý khác là tất cả các nước Đông Nam Á cón thể cùng đâm đơn kiện Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông và biến hành động của mình thành một vụ kiện lớn nhất từ trước đến nay.

Đây có thể là cách duy nhấn có thể tác động đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và buộc nước này phải chùn bước.

Đối với Mỹ, thách thức của Trung Quốc cũng rất rõ rệt, Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng trên Biển Đông bằng cách đưa ra những bản đồ khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

Trong khi Mỹ không chính thức đưa ra quan điểm của mình trước những tuyên bố chủ quyền của các bên trên Biển Đông, rõ ràng là Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc này.

Với giá trị hàng hóa vận chuyển trên Biển Đông đạt tới 5.000 tỷ USD/năm, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến 90% khu vực Biển Đông là một mối nguy thực sự đối với các nước trong khu vực vốn được hưởng lợi rất nhiều từ việc này.

Nếu Trung Quốc thay đổi quan điểm đã có từ lâu rằng vùng biển quốc tế không phải lãnh thổ của một quốc gia mà là nơi các quốc gia có thể cùng tạo ra những lợi ích chung thì đó sẽ là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm.

Tiền lệ này sẽ khiến tất cả các quốc gia đang chia sẻ những lợi ích của mình trên Biển Đông gặp rất nhiều khó khăn trước thách thức nhãn tiền của Trung Quốc và thế giới sẽ không cho phép bất cứ một bản đồ nào, hay một âm mưu nào của Trung Quốc có thể đạt được điều này./.

Theo Trần Khánh/VOV.VN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm