Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2014

Chính phủ đánh giá cao vai trò của ngành tư pháp

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), từng bước chuyển hướng từ xây dựng thể chế sang thực thi thể chế, tăng cường năng lực phản ứng chính sách Đó là những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của ngành tư pháp được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận tại hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2013 cách đây một năm. Và tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2014 diễn ra tại TP.HCM ngày 8-1, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành theo những trọng tâm nêu trên.

Nợ văn bản thấp nhất trong 11 năm qua

Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhận định công tác tư pháp trong năm đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giúp Chính phủ, HĐND, UBND các tỉnh, thành tổ chức lấy ý kiến nhân dân và tham gia đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đảm bảo tiến độ, chất lượng. Bộ Tư pháp đã chỉ đạo toàn ngành tích cực tham gia ý kiến vào dự án Luật Đất đai sửa đổi và phối hợp hoàn chỉnh dự án luật đặc biệt quan trọng này, trong đó có những nội dung liên quan mật thiết với một số lĩnh vực quản lý của ngành như công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và bán đấu giá bất động sản.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải)trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị. Ảnh: T.MẬN

Công tác tham mưu cho Chính phủ xây dựng thẩm định, kiểm tra VBQPPL được thực hiện bài bản, có sự gắn kết hơn giữa xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2013 được thực hiện nghiêm túc hơn. Đáng chú ý, tỉ lệ văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh có chuyển biến tích cực với tỉ lệ nợ đọng là 25%, thấp nhất trong 11 năm trở lại đây. Đặc biệt là trên 90% số nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh có hiệu lực đã được ban hành.

Trong năm qua, ngành đã thẩm định gần 9.000 dự thảo VBQPPL, trong đó đã chú trọng hơn tính khả thi, hợp lý của dự thảo văn bản, bảo đảm về tiến độ. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã tập trung nguồn lực thẩm định theo thủ tục rút gọn 108 đề án, văn bản, thẩm định có chất lượng hơn 50 nghị định về xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, tham mưu cho Thủ tướng ban hành kế hoạch triển khai và danh mục nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó đã giảm từ gần 130 nghị định hiện nay xuống còn 53 nghị định.

Số vụ thi hành xong án dân sự tăng

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, công tác thi hành án dân sự, công tác rà soát, phân loại án trong thi hành án dân sự đã có chuyển biến tích cực. Kết quả thi hành án xong về việc và về tiền tăng cao hơn nhiều so với các năm trước (tăng 24,71% về việc, 180% về tiền so với năm 2012, xem thêm biểu đồ). Một số địa phương đạt kết quả thi hành án tốt như Hà Nội, TP.HCM, An Giang, Sơn La, Đắk Lắk... Công tác kiểm tra, thanh tra được tăng cường nhằm chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Những vụ tố cáo phức tạp, kéo dài nhiều năm được tập trung chỉ đạo thực hiện, đã giải quyết được 41/54 vụ việc.

Bên cạnh những nỗ lực nêu trên, theo nhìn nhận của Bộ Tư pháp thì công tác thi hành án dân sự năm qua vẫn chưa có chuyển biến mang tính đột phá, tình trạng án tồn đọng còn lớn. Hiện tượng tiêu cực trong thi hành án dân sự chưa giảm; số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm, bị xử lý kỷ luật tăng...

Kết quả thi hành án xong về việc và về tiền tăng cao hơn nhiều so với các năm trước.

Cánh tay đắc lực

Tham dự hội nghị, lãnh đạo một số tỉnh, thành đã đánh giá cao vai trò của các sở Tư pháp trong việc hình thành những quyết sách của địa phương. “Ngành tư pháp, đặc biệt là Sở Tư pháp TP.HCM đã là cánh tay đắc lực giúp UBND TP thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, pháp chế. Đây là cơ quan gác cửa trên nhiều lĩnh vực, giúp TP có những chủ trương tốt trong các quyết sách nhằm giải quyết các yêu cầu phát sinh từ thực tiễn phát triển năng động của TP” - ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ghi nhận.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao những đóng góp của ngành tư pháp trong thời gian qua.  Tuy nhiên, phó thủ tướng cho rằng ngành tư pháp vẫn còn không ít tồn tại. Cụ thể như công tác giáo dục phổ biến pháp luật ở nhiều nơi vẫn còn mang tính hình thức, nặng phong trào, chưa đi vào thực chất. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính có dấu hiệu chậm lại, cần minh bạch hóa, công khai hóa hơn nữa để người dân bớt phiền hà.

Phó thủ tướng chỉ đạo trong năm 2014, ngành tư pháp cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ đã giao. “Làm sao để năm 2014 các đồng chí nói rằng thủ tục hành chính đã được cải cách mạnh rồi, dân không kêu ca nữa. Sắp tới, Chính phủ sẽ công khai chỉ số cải cách thủ tục hành chính của các ngành, tin vui là Bộ Tư pháp nằm trong top những bộ đứng đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính” - phó thủ tướng chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cũng cho hay năm 2014, Bộ Tư pháp xác định là năm “thể chế”, cần tập trung cao cho việc xây dựng, sửa đổi các luật để thực hiện Hiến pháp. Hôm nay (9-1), hội nghị sẽ tiếp tục thảo luận các nội dung trọng tâm của công tác tư pháp trong năm 2014.

THANH MẬN

Ngành tư pháp liên quan đến dân rất lớn, tôi đánh giá rất cao sự đóng góp rất quan trọng của ngành tư pháp ở nhiều mặt từ trung ương đến địa phương. Những vụ tranh chấp quốc tế lớn chúng tôi đều phải hỏi Bộ Tư pháp để được cung cấp đầy đủ cơ sở pháp lý. Cơ sở pháp lý vững mới có kết luận đúng được. Hay như thủ tục hành chính, Chính phủ tin tưởng giao Bộ Tư pháp vì các bộ, ngành trong xây dựng nghị định, luật thường nghĩ đến quyền lực trong thủ tục nên Bộ Tư pháp phải gác cánh cửa này. Cán bộ tư pháp ở địa phương giúp cho công tác quản lý của UBND các tỉnh, thành được nâng lên phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.